Những rủi ro đối với thương mại toàn cầu

Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho biết, thương mại toàn cầu năm 2023 dự kiến sẽ tăng trưởng 1,7%, giảm so với mức 2,7% của năm ngoái. Theo các chuyên gia kinh tế của WTO, khối lượng thương mại hàng hóa thế giới năm nay có thể không đạt được mức như mong đợi, trong bối cảnh còn nhiều bất ổn do ảnh hưởng của cuộc xung đột tại Ukraine, tình trạng lạm phát cao dai dẳng, chính sách tiền tệ thắt chặt và thị trường tài chính bấp bênh.

Báo cáo mới nhất của WTO ước tính mức tăng trưởng GDP thực trên toàn cầu là 2,4% cho năm 2023. Tổng Giám đốc WTO Ngozi Okonjo-Iweala cho biết thương mại tiếp tục là động lực giúp nền kinh tế toàn cầu phục hồi, nhưng sẽ vẫn chịu áp lực từ các yếu tố bên ngoài. Do đó, các chính phủ cần phải hành động một cách nhất quán, tránh hành động kiềm chế hay gây trở thương mại. 

Trong khi đó, mức dự báo 1,7% cho tăng trưởng thương mại vào năm 2023 đã tăng so với mức 1% mà WTO đưa ra trong báo cáo công bố hồi tháng 10/2022. Một yếu tố quan trọng góp phần nâng dự báo là việc Trung Quốc nới lỏng các biện pháp kiểm soát đại dịch COVID-19, giúp giải phóng nhu cầu tiêu dùng bị kìm nén ở nước này, từ đó thúc đẩy thương mại quốc tế.

Theo WTO, những tác động kéo dài của COVID-19 và căng thẳng địa chính trị gia tăng là những yếu tố chính ảnh hưởng đến thương mại và sản lượng trong năm 2022 và điều này cũng có thể xảy ra vào năm 2023.

Nhà Kinh tế trưởng của WTO Ralph Ossa nhận định: “Triển vọng của nền kinh tế toàn cầu đã được cải thiện đôi chút kể từ dự báo cuối cùng của chúng tôi, nhưng tốc độ mở rộng thương mại vào năm 2023 dự kiến vẫn ở mức dưới trung bình.”

Trong khi đó, Tổng Giám đốc WTO Ngozi Okonjo-Iweala cho rằng: “Căng thẳng địa chính trị là những rủi ro nhất định gây ảnh hưởng đến thương mại, và ngày càng nhiều căng thẳng xảy ra. Các rủi ro khác gồm tình trạng mất an ninh lương thực toàn cầu, hậu quả của việc thắt chặt chính sách tiền tệ, và lạm phát. Và tất nhiên, chúng ta cũng có sự bất ổn về tài chính, như chúng ta đã thấy gần đây từ lĩnh vực ngân hàng.”

Dự kiến trong năm 2024, tăng trưởng thương mại sẽ tăng trở lại 3,2%, khi GDP tăng lên 2,6%, nhưng ước tính này không chắc chắn do vẫn tồn tại những rủi ro đáng kể, bao gồm căng thẳng địa chính trị, thiếu nguồn cung lương thực và những nguy cơ tiềm tàng chưa được lường trước của chính sách thắt chặt tiền tệ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Mỹ và Trung Quốc đã tổ chức cuộc đối thoại liên chính phủ đầu tiên về trí tuệ nhân tạo (AI) tại Geneva, Thụy Sĩ.

Theo kế hoạch, Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ có chuyến thăm cấp Nhà nước tới Trung Quốc từ ngày 16 - 17/5 theo lời mời của Chủ tịch Tập Cận Bình. Trả lời phỏng vấn Tân Hoa Xã trước thềm chuyến thăm, ông Putin nhận định mối quan hệ Nga - Trung Quốc hiện nay đã đạt đến mức cao nhất trong lịch sử.

Ngoại trưởng Ai Cập Sameh Shoukry khẳng định Israel phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về cuộc khủng hoảng nhân đạo mà người Palestine đang phải trải qua ở Dải Gaza.

Bức chân dung chính thức đầu tiên của Vua Charles III kể từ khi ông đăng quang đã được ra mắt tại Cung điện Buckingham. Đây là bức tranh sơn dầu khổng lồ vẽ hình Vua Charles to lớn hơn ngoài đời thực, trong bộ đồng phục của Vệ binh xứ Wales.

Thủ tướng Slovakia Robert Fico đã bị thương trong một vụ nổ súng và được đưa đến bệnh viện.

Ngày 15/5, phát biểu trong cuộc họp báo chung với người đồng cấp Ukraine Dmytro Kuleba tại Kiev (Ukraine), Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết Mỹ sẽ cung cấp cho Ukraine thêm 2 tỷ USD viện trợ quân sự nước ngoài.