Những việc cần làm trước, trong và sau bão

Trước mức độ nguy hiểm của bão số 3, Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai đã đưa ra một số khuyến cáo an toàn.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 4 giờ ngày 4/9, vị trí tâm bão số 3 ở vào khoảng 18,9 độ Vĩ Bắc; 118,0 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11, giật cấp 13, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, khoảng 10km/h.

Dự báo vị trí và đường đi của bão số 3. Ảnh: TTDBKTTVQG
Dự báo vị trí và đường đi của bão số 3. Ảnh: TTDBKTTVQG

Trước khi bão xảy ra phải làm gì?

- Thường xuyên theo dõi thông tin cảnh báo.

- Giữ liên lạc giữa tàu, thuyền và đất liền; đưa tàu, thuyền thoát khỏi vùng nguy hiểm, vào nơi trú tránh an toàn.

- Bảo vệ lồng bè, tài sản, gia súc, gia cầm; thu hoạch các sản phẩm nông nghiệp.

- Gia cố chằng chống nhà cửa, cắt tỉa cành cây, xác định vị trí an toàn trú ẩn; chủ động sơ tán đến nơi an toàn.

- Đề phòng mưa, lũ, lũ quét trước, trong và sau bão.

- Dự trữ nước uống, lương thực thực phẩm, thuốc men, vật dụng cần thiết dùng ít nhất trong 7 ngày.

- Chấp hành sự chỉ đạo của chính quyền.

Khi bão xảy ra phải làm gì?

- Không ở trên tàu, thuyền đã neo đậu, lồng bè, chòi canh, khu nuôi trồng thủy sản.

- Nên ở trong nhà, nơi trú ẩn, không đi ra ngoài.

- Không trú tránh dưới gốc cây, cột điện, vật dễ đổ.

- Đề phòng tai nạn do đổ nhà, cây cối, cột điện, các vật bị gió thổi bay, điện giật...

- Thông tin kịp thời, chính xác vị trí, tình trạng nguy hiểm khi cần cứu hộ, cứu nạn.

- Chấp hành sự chỉ đạo của chính quyền.

Sau bão phải làm gì?

- Kiểm tra nhà ở, các thiết bị trước khi sử dụng.

- Khẩn trương khắc phục hậu quả ổn định đời sống, khôi phục sản xuất.

- Thống kê thiệt hại, báo cáo kịp thời đầy đủ, chính xác với chính quyền địa phương.

- Tham gia dập dịch và xử lý môi trường...

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Đến 17 giờ ngày 18/9, tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận được tổng số tiền là 1.432 tỷ đồng.

Để đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản cho ngư dân khi vào tránh trú, hiện nay các âu thuyền, cảng cá đang gấp rút triển khai hướng dẫn, nhắc nhở bà con neo đậu tàu thuyền đúng cách.

Sau khi vượt qua huyện đảo Hoàng Sa, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão, tăng tốc lên 20km/h, di chuyển theo hướng Tây về phía vùng biển khu vực tỉnh Quảng Trị - Quảng Nam. Trên đất liền các tỉnh miền Trung, gió bắt đầu mạnh dần lên cấp 6-7.

Áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông Bắc quần đảo Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 4 năm 2024. Tại Cồn Cỏ (Quảng Trị) đã có gió mạnh với sức gió cực đại 61km/h, biển động mạnh, sóng cao từ 2-4m. Bão đang di chuyển nhanh về phía Tây với tốc độ 20km/h

Dù áp thấp nhiệt đới khi mạnh lên thành bão sẽ có cường độ không lớn nhưng sẽ gây mưa lớn trên diện rộng, có nơi tới trên 600 mm.

Hồi 19 giờ ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc; 111,5 độ Kinh Đông, trên khu vực quần đảo Hoàng Sa, cách Đà Nẵng khoảng 360km về phía Đông Đông Bắc.