Cổ phiếu VinFast tăng mạnh phiên giao dịch đầu tiên tại Mỹ

Giá trị vốn hoá thị trường của VinFast đạt hơn 85 tỷ USD trong phiên chào sàn ở Mỹ, tài sản ròng của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tăng vọt lên hơn 44 tỷ USD...

Theo hãng tin Bloomberg, VinFast đã gia nhập danh sách doanh nghiệp hưởng lợi từ cơn sốt các cổ phiếu lên sàn thông qua sáp nhập với công ty séc trắng (SPAC). Trong phiên ngày 15/8, phiên giao dịch đầu tiên của VinFast trên sàn Nasdaq Global Select Market, cổ phiếu với mã VFS này tăng 255%.

Với mức tăng như vậy, giá trị vốn hoá thị trường của VinFast đạt hơn 85 tỷ USD, cao hơn cả vốn hoá của những “gã khổng lồ” trong ngành công nghiệp ô tô toàn cầu như Ford, General Motors (GM) và Mercedes-Benz Group. Kết thúc phiên ngày 15/8, GM đạt vốn hoá 46,3 tỷ USD, Ford đạt 47,9 tỷ USD, còn Mercedes-Benz đạt gần 72,9 tỷ USD.

Ngoài ra, khối tài sản ròng của ông Vượng - người giữ cương vị Chủ tịch VinFast - tăng thêm 39 tỷ USD chỉ sau một đêm, đạt 44,3 tỷ USD, theo dữ liệu từ xếp hạng tỷ phú Bloomberg Billionaires Index.

Ảnh minh họa

Đây là ví dụ mới nhất về một cổ phiếu không được giao dịch nhiều nhưng tăng dữ dội sau khi công ty đó sáp nhập với một công ty dạng SPAC, thay vì lên sàn bằng cách phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO).

Theo dữ liệu của Bloomberg, các công ty trở thành doanh nghiệp đại chúng thông qua sáp nhập với SPAC chào sàn trong ở Mỹ năm nay đã chứng kiến mức giảm giá cổ phiếu trung bình 45%, trong đó có 18 công ty mất hơn 70% giá trị vốn hoá.

Hồ sơ cổ phiếu VinFast cho thấy ông Phạm Nhật Vượng - người giàu nhất Việt Nam - kiểm soát trực tiếp và gián tiếp 99% cổ phiếu lưu hành của công ty, chủ yếu thông qua Tập đoàn VinGroup. Mức kiểm soát này hạn chế số cổ phiếu mà các nhà đầu tư có thể giao dịch, đồng nghĩa cổ phiếu VinFast dễ có mức độ biến động lớn về giá.

Nếu duy trì được thành quả tăng vừa rồi, VinFast sẽ được coi là một trường hợp đặc biệt, bởi các hãng ô tô điện khác lên sàn bằng cách sáp nhập với SPAC, như Lordstown, Nikola, Faraday… đều đã mất hơn 90% giá trị vốn hoá thị trường kể từ khi niêm yết cổ phiếu bằng phương thức như vậy./.

(Nguồn: Tổng hợp)

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Sau nhiều lần họp bàn, CTCP Đầu tư xây dựng Trung Nam (Trung Nam Group) vừa tiếp tục gửi văn bản tới Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Trung ương Đảng đề nghị được tháo gỡ vướng mắc lớn nhất của dự án Giải quyết ngập do triều khu vực TP.HCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu.

Công ty TNHH Đầu tư địa ốc Novaland Đất Tâm, nơi cựu diễn viên Chi Bảo đảm nhiệm vai trò CEO, vừa thực hiện giảm vốn điều lệ từ 100 tỷ đồng xuống còn 100 triệu đồng.

Novaland đã công bố nghị quyết của HĐQT, ký vào ngày cuối năm 2024. Công ty cho biết đã điều chỉnh giá chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu xuống mức 36.000 đồng/cổ phiếu. Lần điều chỉnh giá gần nhất trước đây là vào tháng 7 năm 2024, giá chuyển đổi khi đó là 40.000 đồng/cổ phiếu. Lô trái phiếu đó có giá trị gốc là hơn 320 triệu USD, theo công bố hồi tháng 7/2024.

Ngày 2/1, gần 12.000 cán bộ nhân viên Tổng công ty May 10 tại 8 tỉnh thành phố trong cả nước đã phát động thi đua sản xuất đầu năm. Với khí thế ra quân ngay từ những ngày đầu, tháng đầu, doanh nghiệp đang cùng ngành dệt may cả nước hướng đến mục tiêu 47 đến 47,5 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu trong năm 2025.

Doanh số kỷ lục trong tháng 12/2024 đã giúp hãng xe điện BYD của Trung Quốc có một năm tăng trưởng bùng nổ, đạt 4,27 triệu xe năng lượng mới, tăng 41% so với 2023. Đây là lần đầu tiên BYD vượt cột mốc 4 triệu xe hàng năm.

Novaland (mã NVL) vừa điều chỉnh giá chuyển đổi lô trái phiếu trị giá 300 triệu USD xuống còn 36.000 đồng/cổ phiếu, giảm 10% so với mức ban đầu, nhưng vẫn cao gấp 3,5 lần giá cổ phiếu NVL hiện tại trên thị trường.