Quán cà phê tái hiện ký ức biệt động Sài Gòn

Với những người từng là một phần của Sài Gòn những năm 1970, có một địa chỉ để lui tới thường xuyên hơn trong những ngày này, là quán cà phê Đỗ Phủ - cơm tấm Đại Hàn. Đây là quán cà phê do người thân của thành viên đội Biệt động Sài Gòn bỏ nhiều tâm sức để gây dựng.

Trước quán cà phê Đỗ Phủ - cơm tấm Đại Hàn (quận 1) luôn tung bay lá cờ Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam với sao vàng 5 cánh trên nền xanh, đỏ. Không chỉ là nơi trải nghiệm ẩm thực, đây còn là di tích gắn với hoạt động bí mật của Biệt động Sài Gòn trước năm 1975.

Chủ quán cà phê Đỗ Phủ - cơm tấm Đại Hàn là anh Trần Vũ Bình, con trai ông Trần Văn Lai (tức Năm Lai hay Mai Hồng Quế). Suốt 30 năm qua, với mong muốn lưu giữ lịch sử, nhất là lịch sử liên quan đến cha mình, đến lực lượng Biệt động Sài Gòn, anh Bình tìm kiếm và mua lại nhiều ngôi nhà từng được ông Trần Văn Lai dùng làm cơ sở cách mạng. Sau đó, anh phục dựng lại nguyên mẫu, rồi mở cửa đón khách đến tham quan.

Toàn bộ 400 hiện vật là đồ dùng trong gia đình ở đô thành vào những năm 60, 70 của thế kỷ trước, được giữ nguyên trạng cho đến nay.

Từ căn hầm bí mật trong chiếc tủ áo, hòm thư bí mật của người chủ quán năm xưa, hay toàn bộ 400 hiện vật là đồ dùng trong gia đình ở đô thành vào những năm 60, 70 của thế kỷ trước, được giữ nguyên trạng cho đến nay. Mỗi hiện vật ít nhiều đều gắn với một câu chuyện nhỏ, đóng góp cho cách mạng, được chính những người là con, là cháu, là thế hệ sau của các chiến sỹ Biệt động Sài Gòn giữ gìn và kể lại.

Anh Trần Vũ Bình, con trai anh hùng LLVTND Trần Văn Lai (Năm Lai) cho hay, có nhiều cựu thành viên Biệt động Sài Gòn đến quán và bày tỏ sự xúc động khi được nhìn lại những đồ vật xưa họ thường dùng, từ cái ly, cái muỗng, ca nhôm, chiếc xe... Với anh, đó là những kỷ vật vô giá nhắc nhớ về một thời hào hùng của cha ông. Đặc biệt, có kỷ vật được anh Bình coi như báu vật, đó là chiếc máy đánh chữ của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu do ông Sáu Tụ, chỉ huy đội Biệt động nhận được từ lính Việt Nam cộng hòa ngày 30/4, nhiều năm lưu lạc tận Bắc Ninh. Khi biết anh Bình làm bảo tàng Biệt động Sài Gòn, ông Sáu Tụ đã đem tặng cho quán.

Những kỷ vật  nhắc nhớ về một thời hào hùng của cha ông.

Với những chiến sĩ đã từng sống và hoạt động, chiến đấu trong lòng địch, những kỷ vật  khiến họ không thể nào quên dòng ký ức sôi nổi, máu lửa năm xưa. Bà Trần Thị Yến Ngọc (Thu Bà Điểm), một nữ giao liên của Tư lệnh Biệt động Sài Gòn xúc động chia sẻ, mỗi lần đến quán cà phê này, bà luôn trào dâng cảm xúc bởi không gian xưa được phục dựng, tái hiện với những kỷ vật quý giá.

Khách tới quán chủ yếu là đi tìm hiểu lịch sử, đặc biệt là các bạn trẻ đang sinh sống và học tập ở TPHCM. Tình yêu và niềm tự hào được gửi gắm trong những câu chuyện kể cho khách đến quán, vì thế mà lịch sử chưa bao giờ bị lãng quên.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng nay, ngày 21/11/, Bộ Y tế và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đã khởi động dự án “Ứng dụng y tế từ xa nhằm tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam”.

Quốc Oai là địa bàn trung chuyển các mặt hàng vật liệu xây dựng như đất, đá từ Hòa Bình vào trung tâm thành phố và các quận, huyện lân cận. Do vậy, địa phương này gặp nhiều áp lực về tình trạng xe qua khổ, quá tải hoạt động.

Từ ngày 1/1/2025 việc sử dụng, quản lý thiết bị giám sát hành trình với các ô tô sẽ có nhiều quy định mới.

Liên quan đến việc nhóm học sinh vi phạm giao thông trên đường Nguyễn Trãi vào hôm qua (20/11), chiều nay 21/11, cơ quan chức năng đã làm việc với Ban giám hiệu Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (quận Thanh Xuân, Hà Nội) cùng phụ huynh và các em học sinh.

Bộ Giao thông Vận tải vừa ban hành Thông tư số 34/2024 quy định về hoạt động trạm thu phí đường bộ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.

UBND thành phố Hà Nội vừa thống nhất chủ trương, chốt thời gian triển khai đầu tư xây dựng 03 cầu lớn bắc qua sông Hồng trong giai đoạn từ năm 2025 - 2030 là cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo và cầu Ngọc Hồi.