Rà soát, tiêm vắc xin Covid-19 cho người lao động quay trở lại làm việc sau thời gian nghỉ Tết
Theo đó, từ ngày 29-1, Bộ Y tế đã triển khai chiến dịch tiêm chủng mùa xuân. Theo thông tin từ các địa phương, đơn vị, đến hết ngày 6-2, tổng số liều đã tiêm được khoảng 182,5 triệu liều (trong đó, số liều đã tiêm được trong chiến dịch tiêm chủng mùa xuân đạt khoảng 1,5 triệu liều), tỷ lệ tiêm mũi 2 cho người từ 12 tuổi trở lên đạt 95,5%, mũi 3 (liều nhắc lại) cho người từ 18 tuổi trở lên đạt 25%.
Để hoàn thành mục tiêu bao phủ vắc xin, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các đơn vị liên quan tiếp tục triển khai quyết liệt chiến dịch tiêm chủng mùa xuân theo kế hoạch, không để sót đối tượng, bảo đảm tất cả người từ 12 tuổi tiêm đủ liều cơ bản, người từ 18 tuổi được tiêm mũi 3 khi đến lịch. Đặc biệt, các địa phương cần rà soát, tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho các đối tượng đến và trước khi di chuyển tới các địa phương khác, người lao động quay trở lại làm việc sau thời gian nghỉ Tết Nguyên đán mà chưa được tiêm đủ liều, bảo đảm an toàn tiêm chủng.
Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng đề nghị, UBND các địa phương chỉ đạo các sở, ban, ngành trên địa bàn phối hợp chặt chẽ và hỗ trợ ngành Y tế trong công tác tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 để nhanh chóng hoàn thành mục tiêu bao phủ vắc xin trong quý I-2022, góp phần kiểm soát dịch Covid-19.
Trước đó, Bộ Y tế đề ra kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm chủng mùa xuân 2022, diễn ra từ ngày 29-1 đến hết ngày 28-2. Chiến dịch này được triển khai trên quy mô toàn quốc tại tất cả các xã, phường, thị trấn. Ngoài ra, Bộ Y tế cũng đặt mục tiêu hết tháng 1-2022, hoàn thành việc tiêm mũi 2 cho người từ 12-17 tuổi; trong quý I-2022, hoàn thành việc tiêm mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên, trừ các đối tượng chống chỉ định. Cùng với đó, Bộ cũng nghiên cứu, chuẩn bị kỹ lưỡng, bài bản, thận trọng trong việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ em từ 5-11 tuổi.
Cũng theo báo cáo của Bộ Y tế, tính đến hết ngày 4-2, tổng số vắc xin phòng Covid-19 mà nước ta tiếp nhận là hơn 213,6 triệu liều; trong đó có hơn 63,1 triệu liều vắc xin AstraZeneca; hơn 77,3 triệu liều vắc xin Pfizer; hơn 14 triệu liều vắc xin Moderna; hơn 52 triệu liều vắc xin Sinopharm; 5,15 triệu liều vắc xin Abdala; hơn 1,5 triệu liều vắc xin Sputnik-V và 100 nghìn liều vắc xin Sputnik Light.
Hiện, Bộ Y tế đã phân bổ 196 triệu liều vắc xin phòng Covid-19; còn khoảng 17,7 triệu liều chưa phân bổ do mới được tiếp nhận, cần tiến hành các thủ tục để kiểm định chất lượng, xuất xưởng vắc xin. Tính đến ngày 8-2, cả nước đã tiêm được hơn 183 triệu mũi vắc xin phòng Covid-19.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được Quốc hội thông qua được kỳ vọng sẽ thay đổi căn bản toàn diện ngành đường sắt. Tổng công ty đường sắt Việt Nam đã nghiên cứu tổ chức mô hình, bộ máy để đáp ứng nhiệm vụ mới về quản lý, vận hành, bảo trì đường sắt tốc độ cao và các tuyến đường sắt đầu tư mới theo quy hoạch.
So với quy định cũ, Nghị định 02 của Chính phủ quy định tăng tỷ lệ mức hưởng khi khám chữa bệnh ngoại trú tại cơ sở cấp cơ bản không đúng cơ sở đăng ký ban đầu, không đúng quy định về chuyển người bệnh.
Các cơ sở đăng kiểm có trách nhiệm tra cứu cảnh báo phương tiện trên cả phần mềm của Cục Đăng kiểm Việt Nam và phần mềm của Cục Cảnh sát giao thông.
Sau khi Nghị định 168 năm 2024 của Chính phủ quy định tăng mức xử phạt vi phạm hành chính với nhiều lỗi khi tham gia giao thông có hiệu lực, xuất hiện tình trạng một bộ phận người vi phạm không đến giải quyết vụ việc, khiến nhiều bãi xe của lực lượng chức năng quá tải.
Nhằm quản lý chặt chẽ hoạt động của các phương tiện, Cục Đăng kiểm và Cục Cảnh sát giao thông đang làm việc để liên thông, chia sẻ dữ liệu phương tiện vi phạm hành chính giữa hai đơn vị.
Ngân hàng Nhà nước cho biết 84,7 triệu khách hàng cá nhân đã xác thực sinh trắc học, chiếm gần 73% khách có phát sinh giao dịch trên kênh số.
0