Tăng lương 30% cho người lao động từ 1/7
Cũng vì nhiều lý do khách quan, việc trả lương theo vị trí việc làm chưa được thực hiện ở lần tăng lương này.
Do đặc thù công việc làm bộ phận một cửa quận, khối lượng công việc mỗi ngày của chị Mạc Quỳnh Trang (Cán bộ Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính quận Hai Bà Trưng) và các đồng nghiệp là rất lớn. Thu nhập trông tất cả vào đồng lương. Việc được tăng 30% lương lần này là tin vui với chị.
Chị Quỳnh Trang chia sẻ: "Tôi rất vui, tăng lương mới đảm bảo được cuộc sống hiện tại. Và cũng giúp chúng tôi có thêm nhiệt huyết cống hiến với nghề".
Mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng/tháng lên 2,34 triệu đồng, tương đương thu nhập của mỗi cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc trong các cơ quan Nhà nước được tăng khoảng 30%. Theo bảng lương mới, mức thu nhập nhất của người lao động là 3.159.000, tương đương công chức loại C, bậc một. Mức lương cao nhất là 23.000.000 đồng, tương ứng với lương của chuyên gia cao cấp bậc ba.
Mặc dù thời điểm này, các địa phương đã hoàn thành xong đề án xây dựng vị trí việc làm, nhưng việc trả lương theo đề án này chưa được thực hiện.
Do nhiều yếu tố khách quan, việc bãi bỏ mức lương cơ sở, hệ số lương chưa được thực hiện.
Bộ trưởng Bộ nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho hay: "Khi bãi bỏ lương cơ sở và hệ số lương để xây dựng bảng lương mới, thì nó dẫn đến một bất hợp lý rất lớn. Có đối tượng được tăng trên 30%, có đối tượng chỉ tăng 5-7%, có đối tượng không được tăng, hoặc thu nhập lại thấp hơn. Điều đó buộc ta phải chọn phương án tối ưu nhất, hợp lý nhất, công bằng nhất là tăng chung, để ai cũng được tăng lương".
Hợp lý, thận trọng và khả thi! Quan điểm này được thể hiện rõ trong lần tăng lương này.
Các bảng lương mới, cụ thể là việc bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương; đồng thời cơ cấu lại và sắp xếp 9 chế độ phụ cấp mới cần phải tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện từng bước, thận trọng. Đồng thời, phải rà soát trình cấp có thẩm quyền xem xét sửa đổi hoặc bãi bỏ các quy định liên quan đến mức lương cơ sở. Do vậy, hiện vẫn chưa có thời điểm cụ thể cho lộ trình trả lương theo vị trí việc làm.
Công ty cổ phần Bến xe Hà Nội đã lên kế hoạch dự phòng gần 2.500 xe phục vụ người dân đi lại trong dịp cao điểm Tết Nguyên đán tới.
Cục Hàng không Việt Nam cho biết, trong giai đoạn bắt đầu kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025, từ ngày 21-28/1/2025, tỷ lệ đặt chỗ trên các đường bay từ TP Hồ Chí Minh đến các địa phương tăng nhanh chóng.
Bộ trưởng Bộ Tài chính vừa ban hành Chỉ thị số 05, trong đó yêu cầu các đơn vị tăng cường chống thất thu thuế và quản lý, điều hành, bình ổn giá dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Tình trạng xuống cấp tại các dốc kết nối một số trục đường tại xã Hồng Vân, huyện Thường Tín, với tuyến đường đê sông Hồng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc đi lại và là nguyên nhân dẫn tới một số vụ tai nạn giao thông.
Quy hoạch điện VIII được ban hành từ tháng 5/2023, thế nhưng sau gần một năm, ngày 1/4/2024, kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII mới được ban hành.
Từ năm 2025, Thông tư 47 năm 2024 của Bộ GTVT quy định chủ xe đưa ô tô đi đăng kiểm, dù là xe trả góp cũng không cần xuất trình giấy biên nhận thế chấp bản chính đăng ký xe của ngân hàng, cơ sở đăng kiểm phải tiếp nhận kiểm định.
0