Công nghiệp văn hóa Thủ đô đã có đà để 'cất cánh'

Luật Thủ đô năm 2024 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, trong đó có điều khoản quy định: “Việc bảo vệ và phát triển văn hóa Thủ đô phải xứng tầm với truyền thống nghìn năm Thăng Long - Hà Nội; xây dựng Hà Nội là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hóa của cả nước; xây dựng văn hóa người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, nghĩa tình, văn minh, tiêu biểu cho văn hóa, lương tri và phẩm giá con người Việt Nam”. Việc đặt văn hóa vào vị trí xứng đáng trong công cuộc xây dựng và phát triển, Luật Thủ đô 2024 đã tạo hành lang pháp lý, để Hà Nội "cất cánh", trở thành “ngọn hải đăng” của cả nước trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa.

Để hiện thực hóa những mục tiêu này, Luật Thủ đô năm 2024 đã có những chính sách, quy định tạo thuận lợi, tiếp sức cho làn sóng đổi mới, sáng tạo của công nghiệp văn hóa Thủ đô. 

Năm 2023, Thủ đô Hà Nội bùng nổ với sự xuất hiện của nhóm nhạc BlackPink đến từ Hàn Quốc. Chỉ trong hai đêm diễn, nhóm nhạc này đã thu hút hơn 60.000 người, thu về hơn 300 tỷ đồng – bằng một nửa mục tiêu tổng doanh thu của nghệ thuật biểu diễn năm 2030 mà Việt Nam đang phấn đấu. 

Một tháng trước, các đêm diễn của hai chương trình “Anh trai vượt ngàn chông gai” và “Anh trai say hi” do nước nhà sản xuất tiếp tục “cháy vé”. Đây cũng là hai trong 10 chương trình được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công bố là sự kiện công nghiệp văn hóa đột phá năm 2024. 

Để tạo nguồn lực và những cơ chế mới thu hút sự quan tâm của cả khu vực công và tư trong lĩnh vực văn hóa, Luật Thủ đô năm 2024 đã đưa ra những cơ chế đột phá khi cho thành phố được phép áp dụng phương thức đối tác công tư PPP trong lĩnh vực văn hóa, thể thao với quy mô tương đương các dự án y tế, giáo dục. 

Các nhà đầu tư được hưởng ưu đãi cao hơn quy định hiện hành về tiền thuê đất, thuê mặt nước và thuế thu nhập doanh nghiệp khi đầu tư vào lĩnh vực thể thao và 12 ngành công nghiệp văn hoá. Đặc biệt, Luật cho phép ký hợp đồng nhượng quyền khai thác, quản lý công trình văn hoá, thể thao là tài sản công cho nhà đầu tư, doanh nghiệp trong thời gian nhất định. Tất cả những quy định này sẽ là tiền đề cho ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô đứng trước cơ hội cất cánh.

Luật Thủ đô năm 2024 như một cú hích, tiếp sức cho làn sóng đổi mới, sáng tạo của công nghiệp văn hóa, giúp cho các thiết chế văn hóa của Thủ đô phát triển mạnh mẽ hơn, xứng tầm với trái tim văn hóa của cả nước, để văn hóa thực sự là nguồn lực, sức mạnh nội sinh, trụ cột để phát triển Thủ đô.

Với việc nhanh chóng triển khai Luật Thủ đô năm 2024, Hà Nội đang nỗ lực hiện thực hóa mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, công nghiệp văn hóa sẽ đóng góp 5% GRDP; 2030 đóng góp 8% GRDP của thành phố như Nghị quyết số 09 của Thành ủy đã đề ra.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Vào dịp cận Tết, các hiệu ảnh trở nên tấp nập và đắt khách hơn bao giờ hết. Đây là thời điểm mà nhiều người mong muốn lưu giữ những khoảnh khắc đẹp bên gia đình, bạn bè, hoặc đơn giản là để tạo ra những bức ảnh đẹp của bản thân để chào mừng một năm mới.

Trong ngày đầu tuần mới, Hà Nội và nhiều tỉnh thành phía Bắc sẽ duy trì trạng thái nắng ấm. Thời tiết vẫn se lạnh về đêm và sáng sớm. Sau đó, gió mùa sẽ tràn về làm thay đổi hình thái hiện tại.

Tối 5/1, tại Công viên bờ sông thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh đã long trọng tổ chức Chương trình chào mừng Lực lượng vũ trang Thành phố đón nhận danh hiệu Anh hùng.

Nhằm triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, an toàn thực phẩm dịp Tết, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa tổ chức “Hội nghị phòng, chống dịch bệnh động vật cuối năm và kiểm soát giết mổ, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.

Nhân kỷ niệm 79 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam (6/1/1946-6/1/2024), tối 5/1, lễ trao Giải Báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng Nhân dân - Giải Diên Hồng lần thứ ba 2025 đã diễn ra long trọng tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt - Xô. Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, chủ trì buổi Lễ.

Sẽ giảm tối thiểu khoảng 20% công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách Nhà nước để phục vụ tinh giảm biên chế là yêu cầu từ Ban Chỉ đạo của Chính phủ với các bộ, ngành, địa phương để giảm biên chế theo phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy.