Công nghiệp văn hóa Thủ đô đã có đà để 'cất cánh'

Luật Thủ đô năm 2024 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, trong đó có điều khoản quy định: “Việc bảo vệ và phát triển văn hóa Thủ đô phải xứng tầm với truyền thống nghìn năm Thăng Long - Hà Nội; xây dựng Hà Nội là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hóa của cả nước; xây dựng văn hóa người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, nghĩa tình, văn minh, tiêu biểu cho văn hóa, lương tri và phẩm giá con người Việt Nam”. Việc đặt văn hóa vào vị trí xứng đáng trong công cuộc xây dựng và phát triển, Luật Thủ đô 2024 đã tạo hành lang pháp lý, để Hà Nội "cất cánh", trở thành “ngọn hải đăng” của cả nước trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa.

Để hiện thực hóa những mục tiêu này, Luật Thủ đô năm 2024 đã có những chính sách, quy định tạo thuận lợi, tiếp sức cho làn sóng đổi mới, sáng tạo của công nghiệp văn hóa Thủ đô. 

Năm 2023, Thủ đô Hà Nội bùng nổ với sự xuất hiện của nhóm nhạc BlackPink đến từ Hàn Quốc. Chỉ trong hai đêm diễn, nhóm nhạc này đã thu hút hơn 60.000 người, thu về hơn 300 tỷ đồng – bằng một nửa mục tiêu tổng doanh thu của nghệ thuật biểu diễn năm 2030 mà Việt Nam đang phấn đấu. 

Một tháng trước, các đêm diễn của hai chương trình “Anh trai vượt ngàn chông gai” và “Anh trai say hi” do nước nhà sản xuất tiếp tục “cháy vé”. Đây cũng là hai trong 10 chương trình được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công bố là sự kiện công nghiệp văn hóa đột phá năm 2024. 

Để tạo nguồn lực và những cơ chế mới thu hút sự quan tâm của cả khu vực công và tư trong lĩnh vực văn hóa, Luật Thủ đô năm 2024 đã đưa ra những cơ chế đột phá khi cho thành phố được phép áp dụng phương thức đối tác công tư PPP trong lĩnh vực văn hóa, thể thao với quy mô tương đương các dự án y tế, giáo dục. 

Các nhà đầu tư được hưởng ưu đãi cao hơn quy định hiện hành về tiền thuê đất, thuê mặt nước và thuế thu nhập doanh nghiệp khi đầu tư vào lĩnh vực thể thao và 12 ngành công nghiệp văn hoá. Đặc biệt, Luật cho phép ký hợp đồng nhượng quyền khai thác, quản lý công trình văn hoá, thể thao là tài sản công cho nhà đầu tư, doanh nghiệp trong thời gian nhất định. Tất cả những quy định này sẽ là tiền đề cho ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô đứng trước cơ hội cất cánh.

Luật Thủ đô năm 2024 như một cú hích, tiếp sức cho làn sóng đổi mới, sáng tạo của công nghiệp văn hóa, giúp cho các thiết chế văn hóa của Thủ đô phát triển mạnh mẽ hơn, xứng tầm với trái tim văn hóa của cả nước, để văn hóa thực sự là nguồn lực, sức mạnh nội sinh, trụ cột để phát triển Thủ đô.

Với việc nhanh chóng triển khai Luật Thủ đô năm 2024, Hà Nội đang nỗ lực hiện thực hóa mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, công nghiệp văn hóa sẽ đóng góp 5% GRDP; 2030 đóng góp 8% GRDP của thành phố như Nghị quyết số 09 của Thành ủy đã đề ra.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngày 3/1, Cơ quan CSĐT Công an TP. Hồ Chí Minh đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Giáp Thị Sông Hương - chủ cơ sở Mái ấm Hoa Hồng); đồng thời ra quyết định khởi tố bà Trang Mỹ Nhanh, là bảo mẫu tại Mái ấm Hoa Hồng về tội Hành hạ người khác.

Đội Cảnh sát hình sự Công an quận Hà Đông đã phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ CATP Hà Nội điều tra, khám phá đường dây nạp, chuyển tiền giao dịch lên tới 1000 tỷ đồng, do người nước ngoài điều khiển. 18 đối tượng bị khởi tố là một mắt xích quan trọng trong đường dây đánh bạc xuyên quốc gia đang được điều tra làm rõ.

Thông tin từ Tổng cục Hải quan, năm 2024, ngành hải quan đã phát hiện, bắt giữ và xử lý gần 18.000 vụ buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, với tổng trị giá hàng hóa vi phạm ước tính hơn 31.350 tỷ đồng, tăng 12,5% về số vụ và tăng 151,3% về trị giá hàng hoá vi phạm so với năm 2023.

Đêm 2/1, tại Hà Nội, hàng nghìn cổ động viên đã đổ ra đường để ăn mừng chiến thắng của đội tuyển Việt Nam. Cùng thời điểm đó, ngay sau khi tiếng còi kết thúc trận đấu vang lên cũng là lúc, hàng trăm cán bộ, chiến sĩ thuộc nhiều đơn vị của Công an thành phố Hà Nội triển khai phương án đảm bảo An ninh trật tự, an toàn giao thông cho người dân “ăn mừng chiến thắng” trong không khí tươi vui, an toàn.

Từ 1/1/2025, việc đấu giá biển số xe sẽ được thực hiện theo Nghị định 156/2024/NĐ-CP. Đáng chú ý, Nghị định đã bổ sung quy định về việc đấu giá biển số xe mô tô, xe gắn máy.

Nghị định 168 quy định tăng mức phạt đối với người đi bộ vi phạm như đi sai phần đường, làn đường hoặc qua đường không đúng nơi quy định.