Tạo động lực phát triển kinh tế tuần hoàn

Thực hiện kinh tế tuần hoàn là giải pháp trọng tâm để đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, để các doanh nghiệp tham gia vào mô hình kinh tế tuần hoàn cũng cần có những chính sách ưu tiên, tạo động lực phát triển mô hình này trong các doanh nghiệp, bao gồm các doanh nghiệp FDI.

Doanh nghiệp FDI Tesa Site mới đầu tư tại Việt Nam khoảng hai năm. Tại đây, các quy trình như rác thải đã được tái chế lại. Nhiều bao bì sản phẩm đóng gói, doanh nghiệp cũng khuyến khích khách hàng trả lại để quay vòng tái chế cho sản xuất. Tất cả  các quy trình sản xuất tại đây đều hạn chế nước và rác thải ra môi trường.

Ông Dirk Hartmann – Tổng Giám đốc Công ty Tesa Site tại Việt Nam cho biết: "Tất cả các yếu tố của tính bền vững liên quan đến việc tái sử dụng và tái chế nguyên vật liệu. Việc xử lý rác thải là cực kỳ quan trọng. Vì vậy, cần phải cải thiện việc tái chế rác thải và đưa chúng quay trở lại chu kỳ sản xuất. Đó là một trong những biện pháp then chốt."

Hầu như các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam đều đã và mong muốn áp dụng mô hình này trong sản xuất. Mô hình đã mang lại lợi ích về môi trường rất rõ ràng, tuy nhiên lại rất tốn kém về tài chính.

Phát triển kinh tế tuần hoàn phải tạo thuận lợi phát triển kinh tế, phải có chính sách dài hạn nhằm khuyến khích, ưu đãi cho doanh nghiệp.

Do vậy, ngoài các doanh nghiệp FDI đã cam kết Net Zero bắt buộc phải áp dụng các mô hình này, nhiều doanh nghiệp trong nước, trong đó có các doanh nghiệp nhỏ và vừa muốn áp dụng mô hình nhưng lại hạn chế về tài chính. Đầu ra sản phẩm cũng khó cạnh tranh với thị trường về giá cả.

Ông Mạc Quốc Anh - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ TP Hà Nội cho hay: "Kinh tế tuần hoàn đòi hỏi đầu tư chi phí rất lớn và yêu cầu bắt buộc sản phẩm cuối doanh nghiệp phải tự sản xuất, tự bao tiêu, tự cung ứng để các cơ quan chức năng chứng nhận."

Như vậy, phát triển kinh tế tuần hoàn phải tạo thuận lợi phát triển kinh tế, phải có chính sách dài hạn nhằm khuyến khích, ưu đãi cho doanh nghiệp. Đặc biệt, phát triển kinh tế tuần hoàn phải hướng tới tạo động lực cho đổi mới sáng tạo, góp phần tăng trưởng xanh.

Phát triển kinh tế tuần hoàn phải hướng tới tạo động lực cho đổi mới sáng tạo, góp phần tăng trưởng xanh. Ảnh: Internet

"Như tôi đã nói, việc xử lý rác thải là cực kỳ quan trọng. Vì vậy cần phải cải thiện việc tái chế rác thải và đưa chúng quay trở lại chu kỳ sản xuất. Đó là một trong những biện pháp then chốt. Về dài hạn, chúng ta cần xem xét tất cả các yếu tố của tính bền vững, không được lãng phí nguyên liệu mà phải tái sử dụng sau khi kết thúc vòng đời của sản phẩm." - Ông Dirk Hartmann – Tổng Giám đốc Công ty Tesa Site tại Việt Nam chia sẻ.

Có thể thấy, mô hình kinh tế tuần hoàn là một trong những giải pháp đột phá để giải quyết mối quan hệ giữa kinh tế và môi trường trong bối cảnh nguồn nguyên, nhiên liệu đang khan hiếm, đứt gãy, cạn kiệt hiện nay.

Để giữ gìn môi trường sống và thực hiện phát triển kinh tế bền vững, Việt Nam cần có sự thay đổi, dịch chuyển mô hình kinh tế tuyến tính sang kinh tế tuần hoàn càng sớm càng có lợi cho nền kinh tế quốc gia. Đặc biệt, các chính sách phải đi vào cuộc sống, mang tính thực tiễn và hiệu quả trong thúc đẩy thực hiện kinh tế tuần hoàn, nhất là trong khối doanh nghiệp.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hai hãng bay của Anh là British Airways và EasyJet có thể phải bồi thường hơn 120 triệu USD cho các hành khách liên quan đến các chuyến bay bị trễ.

Thị trường hàng không quốc tế đã hồi phục hoàn toàn tại Việt Nam và có tăng trưởng nhẹ 3% so với cùng kỳ năm 2019 - năm trước dịch COVID-19.

Bộ Tài chính vừa có quyết định thanh tra việc chấp hành pháp luật về tài chính, tại Tổng công ty Xi măng Việt Nam và 3 công ty con là: Công ty TNHH MTV Xi măng Vicem Tam Điệp, Công ty TNHH MTV Xi măng Vicem Hải Phòng, Công ty TNHH MTV Vicem Hà Tiên.

Sau quá trình kiểm tra, chiều 7/7, Tổng Công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh (EVNHCMC) đã có thông tin làm rõ về sự cố mất điện tại Công viên Phần mềm Quang Trung gây mất kết nối tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HoSE) sáng 5/7.

Hôm nay 8/7, thị trường chứng khoán mở cửa khá tích cực với hơn 3 điểm tăng nhờ dư âm từ phiên trước đó.

Trong báo cáo vĩ mô mới công bố, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho biết tính đến ngày 03/07, ước tính Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã bán ra khoảng 6,4 tỷ USD (~162,5 nghìn tỷ đồng) nhằm bình ổn tỷ giá.