Theo dõi chặt sức khỏe người liên quan 3 ổ dịch bệnh than

Bộ Y tế vừa có công văn khẩn đề nghị Giám đốc Sở Y tế tỉnh Điện Biên chỉ đạo theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe của những người liên quan đến việc giết mổ và sử dụng cùng nguồn thịt trâu bò với các trường hợp mắc bệnh than tại huyện Tủa Chùa.

 Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Điện Biên, từ ngày 5/5 đến ngày 30/5 trên địa bàn huyện Tủa Chùa ghi nhận 3 ổ dịch bệnh than thể da với 13 trường hợp mắc tại xã Mường Báng (1 ổ dịch), xã Xá Nhè (2 ổ dịch), hiện chưa ghi nhận trường hợp nào tử vong. Cả 3 ổ dịch trên đều xuất phát từ trâu, bò chết không rõ nguyên nhân của bản Pàng Dề A (xã Xá Nhè).

Lực lượng chức năng cũng tiếp tục ghi nhận thêm 119 người tiếp xúc, ăn thịt của số trâu, bò nêu trên. Một số người xuất hiện triệu chứng đau đầu, đau bụng, tiêu chảy, khó thở, đau nhức toàn thân đã được lập danh sách, theo dõi sức khoẻ và hiện tại sức khoẻ ổn định.

Được biết tại các xã Xá Nhè, Mường Báng của huyện Tủa Chùa đều từng xuất hiện ổ dịch than trước đây. Tuy nhiên người dân vẫn chủ quan, không khai báo khi trâu, bò chết bất thường và mổ thịt để bán. 

 Để chủ động phòng chống lây nhiễm bệnh than từ động vật sang người, Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế gửi công văn số 616/DP-DT đề nghị Giám đốc Sở Y tế tỉnh Điện Biên chỉ đạo các đơn vị trên địa bàn khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, cụ thể:

Theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe của những người tham gia giết mổ và sử dụng cùng nguồn thịt trâu bò với các trường hợp mắc nói trên và những người tiếp xúc gần với với ca bệnh nhằm dự phòng và điều trị kịp thời; tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp nghi mắc bệnh than; xử lý môi trường tại khu vực ổ dịch theo quy định.

Tăng cường phối hợp với cơ quan thú y và các ban, ngành liên quan trong việc giám sát phát hiện bệnh than trên động vật để có các biện pháp dự phòng kịp thời trên người; phối hợp trong điều tra, xử lý ổ dịch than trên động vật.

Tăng cường truyền thông về các biện pháp phòng lây nhiễm bệnh than từ động vật sang người, đặc biệt chú ý những khu vực có nguy cơ cao và những người chăn nuôi, buôn bán và giết mổ trâu, bò. Khuyến cáo người dân không giết mổ và sử dụng thực phẩm từ trâu, bò, ngựa ốm chết, không rõ nguồn gốc.

Chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn sẵn sàng tổ chức tốt việc thu dung, cách ly, điều trị bệnh nhân và thông báo kịp thời cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật để điều tra, xử lý ổ dịch. 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sở Y tế Hà Nội vừa có Công văn số 5405 gửi các bệnh viện trong và ngoài công lập về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh sởi trong bệnh viện.

UBND thành phố Hà Nội vừa có công văn yêu cầu các sở, ban, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã bảo đảm phấn đấu hoàn thành mục tiêu đến năm 2025, 100% cơ sở y tế và người dân trên địa bàn sử dụng sổ sức khỏe điện tử.

Tuần qua, Hà Nội ghi nhận thêm 612 ca mắc sốt xuất huyết và 10 ca sởi. Đây là số ca bệnh ghi nhận trong một tuần cao nhất kể từ đầu năm đến nay.

Luật Bảo hiểm Y tế có hiệu lực cách đây 15 năm, nhiều quy định đã không còn phù hợp với thực tiễn, làm nảy sinh nhiều vướng mắc, bất cập đối với cả cơ quan bảo hiểm xã hội và cơ sở khám, chữa bệnh.

Trong bối cảnh xã hội ngày càng già hóa, việc chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi đang trở thành một vấn đề cấp thiết, được cả xã hội quan tâm. Trong các bộ môn rèn luyện thể lực cho người cao tuổi thì Yoga không chỉ giúp cải thiện sức khỏe về thể chất mà còn mang lại lợi ích tích cực cho sức khỏe tinh thần.

Chiều 1/11, tại Bệnh viện Bạch Mai đã chính thức triển khai bệnh án điện tử ở tất cả các khoa, phòng ở bệnh viện.