Thổ Nhĩ Kỳ không kích Syria
Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Hulusi Akar thông báo bắt đầu Chiến dịch Claw-Sword tại căn cứ không quân ở Istanbul, trước khi các chiến đấu cơ xuất phát để không kích mục tiêu ở miền bắc Syria và Iraq hôm 20/11. Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ cho biết cuộc tấn công nhắm vào các căn cứ của đảng Công nhân người Kurd (PKK) và Các đơn vị Bảo vệ Nhân dân người Kurd (YPG), mà Ankara xem là nhánh mở rộng của PKK.
Chiến dịch không kích diễn ra một tuần sau vụ đánh bom ở trung tâm Istanbul ngày 13/11, khiến 6 người chết và 81 người bị thương. Ankara cáo buộc PKK đã gây ra vụ đánh bom đẫm máu nhất trong 5 năm qua ở nước này, cũng như gợi lại ký ức cay đắng về làn sóng đánh bom trên khắp Thổ Nhĩ Kỳ năm 2015-2017, chủ yếu do lực lượng người Kurd và các tay súng của phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng gây ra.
PKK, nhóm đã thực hiện nhiều cuộc tấn công đẫm máu ở Thổ Nhĩ Kỳ suốt nhiều thập kỷ và bị Ankara cùng đồng minh phương Tây liệt vào danh sách khủng bố, phủ nhận mọi liên quan đến vụ tấn công ở Istanbul.
YPG, lực lượng dân quân người Kurd ở miền bắc Syria và là đồng minh của Mỹ trong cuộc chiến chống IS, cũng bác bỏ cáo buộc của Thổ Nhĩ Kỳ. Hiện chưa có nhóm nào nhận trách nhiệm về vụ đánh bom tại Istanbul.
Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ quyết định mở chiến dịch không kích sau khi cảnh sát nước này bắt được Alham Albashir, người được xác định là nghi phạm chính trong vụ đánh bom, tại vùng ngoại ô Istanbul. Albashir là một phụ nữ Syria, được cho là có liên quan tới dân quân người Kurd.
Trong khi đó, PKK tuyên bố các đợt ném bom của không quân Thổ Nhĩ Kỳ không gây thương vong với lực lượng này. Chính phủ Syria và Iraq chưa bình luận về thông tin. Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ gần đây cũng thường xuyên tấn công các căn cứ của PKK ở Iraq. Kể từ tháng 4, họ đã tiến hành Chiến dịch Claw-Lock ở miền bắc Iraq để truy quét các tay súng PKK mà Ankara coi là khủng bố.
Anh và Pháp đang nỗ lực phối hợp với các nước châu Âu trong một nhóm gọi là “Liên minh tự nguyện” để đảm bảo an ninh cho Ukraine nếu đạt được thỏa thuận hòa bình với Nga.
Vụ việc rò rỉ tin nhắn tuyệt mật vừa qua không chỉ gây rúng động giới chính trị và an ninh quốc gia Mỹ, mà còn đặt ra hàng loạt câu hỏi về quy trình bảo vệ thông tin mật của Nhà Trắng.
Đức vừa thông qua một cải cách lớn đối với quy định “phanh nợ” trong Hiến pháp, bạo tay chi hàng tỷ Euro để đầu tư cho quốc phòng.
Các cuộc hội đàm giữa các quan chức cấp cao của Nga và Mỹ tập trung giải quyết xung đột Ukraine và an ninh hàng hải ở Biển Đen kết thúc sau hơn 12 giờ.
Cuộc đối đầu giữa chính quyền Trump và ngành tư pháp ngày càng nóng lên khi Chánh án Tòa án Tối cao John Roberts bảo vệ sự độc lập của ngành tư pháp, khẳng định tòa án không chịu áp lực chính trị.
Hội nghị công nghệ GTC 2025 diễn ra tại California (Mỹ) không chỉ là một sự kiện công nghệ mà còn là minh chứng cho tham vọng của NVIDIA trong việc dẫn dắt cuộc cách mạng AI toàn cầu và những xu hướng công nghệ trong tương lai.
0