Giá vàng châu Á dao động gần mức cao kỷ lục
Các nhà đầu tư đã tích cực mua vàng để bảo toàn tài sản sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra quyết định thuế quan mới, gây lo ngại về nguy cơ xảy ra cuộc chiến thương mại toàn cầu. Giá vàng giao ngay tăng 0,3% lên 2.868,66 USD/ounce vào đầu phiên 10/2, sau khi chạm mức cao kỷ lục 2.886,62 USD vào ngày 7/2.
Giá vàng Mỹ giao kỳ hạn cũng tăng 0,2% lên 2.894,00 USD/ounce. Cuối tuần qua, ông Trump thông báo sẽ áp mức thuế quan mới 25% đối với tất cả các mặt hàng thép và nhôm nhập khẩu vào Mỹ từ 10/2.
Nhà phân tích thị trường cấp cao Kelvin Wong của công ty tài chính OANDA nhận định rằng căng thẳng thương mại toàn cầu vẫn khá nhiều diễn biến khó lường, có thể đẩy giá vàng lên mức 2.900 USD/ounce đến 2.910 USD/ounce trong ngắn hạn.
Ông cũng cho biết, không thấy khả năng giá vàng sẽ điều chỉnh mạnh tại thời điểm này, trừ khi đồng USD mạnh lên. Vàng được coi là khoản đầu tư an toàn trong thời kỳ kinh tế và tài chính bất ổn, nhưng lãi suất cao đã làm giảm sức hấp dẫn của tài sản không sinh lời này.
Giá vàng trong nước không có nhiều biến động mạnh trong kết phiên cuối tuần (ngày 20/4).
Sau khi đạt đỉnh lịch sử 120 triệu đồng/lượng, giá vàng trong nước ngày 20/4 đã giảm mạnh, cao nhất lên tới 6 triệu đồng đối với vàng miếng.
Mỗi lượng vàng miếng giảm sâu tới 4 triệu đồng xuống 117 triệu đồng, ngay sau chỉ đạo ổn định thị trường của Phó Thủ tướng.
Giá vàng SJC ngày 19/4 được niêm yết ở mức 117 - 120 triệu đồng/lượng, trong khi đó giá vàng thế giới giao ngay trên sàn Kitco đang ở mức 3.327,1 USD/ounce.
Giá vàng trong nước tiếp tục tăng mạnh, lên mức kỷ lục mới 120 triệu đồng/lượng khiến người dân đổ xô đi mua vàng, sẵn sàng xếp hàng dài để không bỏ lỡ cơ hội khi giá tiếp tục leo thang. Vậy, lời khuyên cho các nhà đầu tư trong thời điểm giá vàng lập đỉnh kỷ lục này là gì?
Giá bán vàng miếng SJC chạm mức kỷ lục mới ở 120 triệu đồng/lượng trong phiên sáng 18/4.
0