'Thôn thông minh' ở Đan Phượng

Mô hình "Thôn thông minh" ra đời gắn với quá trình xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu. Từ chỗ mỗi xã phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu cần ít nhất 1 mô hình "Thôn thông minh", đến nay, Đan Phượng đã nhân rộng ra 101 thôn, đạt 100% số thôn, tổ dân phố trên địa bàn.

Không còn phải học chay qua bài giảng, giờ đây, Đàm Ngọc Linh cùng các bạn trong lớp có thể học tập Tiếng Anh, Tin học và các môn học khác dễ dàng, tự tin hơn. Toàn huyện Đan Phượng có 5 trường học được đầu tư phòng học ngoại ngữ có trang bị ipad cho từng học sinh, kết nối đường truyền Internet tốc độ cao.

"Chúng em giờ luyện đọc được nhiều hơn nhờ thiết bị được cung cấp này, Học tin học còn dễ hơn nữa và tìm hiểu được nhiều hơn", em Đàm Ngọc Linh, học sinh lớp 5D, trường tiểu học Đan Phượng, huyện Đan Phượng nói.

Còn với bà Nguyễn Thị Thanh - Trưởng thôn An Sơn 1 - xã Thượng Mỗ. Dù đã 62 tuổi nhưng tiếp cận rất nhanh các nền tảng xã hội, tạo thành các nhóm để quản lý trao đổi điều hành công việc trong thôn. Đây chỉ là một trong 16 tổ công nghệ số cộng đồng được thành lập ở 16/16 xã, thị trấn. Cùng với đó là 129 tổ công nghệ cộng đồng thôn, cụm dân cư, tổ dân phố với hơn 1 nghìn thành viên. 

Bà Nguyễn Thị Thanh chia sẻ: "Với cộng đồng số thì nhân dân được hưởng lợi đầu tiên. Người buôn bán giờ cũng thuận lợi hơn trong bán hàng".

2.700 camera an ninh và hơn 1.800 đèn năng lượng mặt trời cũng được lắp đặt tại ngã ba, ngã tư, trục giao thông, xóm, ngõ. Cuộc sống ngày càng văn minh, hiện đại với mỗi người dân Đan Phượng khi mô hình “Thôn thông minh” được nhân rộng.

" Chúng tôi tiếp tục nhiệm vụ chuyển đổi số và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, phấn đấu xây dựng hoàn chỉnh mô hình xã thông minh trên địa bàn huyện", ông Bùi Anh Tùng - Chủ tịch UBND xã Song Phượng, huyện Đan Phượng nói.

Huyện Đan Phượng được đánh giá là một trong những điểm sáng của cả nước trong ứng dụng công nghệ số. Người dân được tiếp cận công nghệ theo cách đơn giản, tự nhiên, xuất phát từ nhu cầu, do vậy mô hình “Thôn thông minh” mang lại nhiều giá trị thiết thực

Chuyển đổi số cần được thực hiện bởi những chính sách chương trình hoạt động kết quả cụ thể, sau thời gian triển khai Hà Nội đang có 101 "thôn thông minh" ở Đan Phượng, kết quả bước đầu đã mang lại rất nhiều tiện ích đến người dân và thuận lợi cho công tác quản lý của cấp ủy, chính quyền địa phương. Mô hình “Thôn thông minh” ở Đan Phượng có thể coi là 1 cách làm hay về thực hiện chuyển đổi số 1 cách hiệu quả. 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ban Thi đua - Khen thưởng thành phố vừa có Công văn số 297/BTĐ-NV1 về việc đăng tải thông tin đề nghị khen thưởng cấp Nhà nước.

Sáng 16/5, Sở Khoa học và Công Nghệ Hà Nội đã tổ chức triển lãm thành tựu khoa học và công nghệ Thủ đô năm 2024 tại khu liên cơ 258 Võ Chí Công, Tây Hồ, Hà Nội.

Để đảm bảo phòng chống lụt bão mùa mưa sắp tới, UBND quận Ba Đình đã ra quân giải tỏa khu vực bờ vở sông Hồng thuộc địa bàn phường Phúc Xá, góp phần bảo vệ hành lang đê điều, nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường sống.

Đảm bảo an toàn thực phẩm tại bếp ăn tập thể công nghiệp là rất quan trọng bởi liên quan trực tiếp đến sức khỏe người lao động và sự phát triển của doanh nghiệp. Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội đang tập trung kiểm tra, truy xuất nguồn gốc thực phẩm tại các bếp ăn tập thể công nghiệp trên địa bàn thành phố.

Sáng nay (16/5), Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương và Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức Hội thảo “Xây dựng giá trị hình mẫu thanh niên Việt Nam, góp phần thực hiện hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hoá, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Ba Đình đã tổ chức khánh thành nhà Đại đoàn kết tại phường Phúc Xá. Đây là công trình chào mừng Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc quận Ba Đình lần thứ 19, nhiệm kỳ 2024 - 2029.