Thúc đẩy bình đẳng giới tại vùng dân tộc thiểu số

Bình đẳng giới là một trong những việc được TP. Hà Nội tập trung thúc đẩy, tiêu biểu là dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.

Bà Phạm Thị Thanh Hương, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội cho biết: Dự án 8, với hệ thống 8 chỉ tiêu cơ bản và 4 nội dung trọng tâm để đảm bảo sự thúc đẩy bình đẳng giới tại khu vực đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, trong đó tập trung vào việc tuyên truyền, vận động thay đổi nếp nghĩ cách làm, góp phần xóa bỏ những định kiến về giới, thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề bức thiết cho phụ nữ và trẻ em; thứ hai là nâng cao quyền năng kinh tế.

Bình đẳng giới tại vùng dân tộc thiểu số
Tại huyện Ba Vì, các cơ quan, đoàn đã nỗ lực triển khai nhiều hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới thiết thực và hiệu quả.

Ba Vì là một huyện vùng cao có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, để thực hiện tốt nhất nhiệm vụ thúc đẩy bình đẳng giới, các cơ quan, đoàn thể đã nỗ lực triển khai nhiều hoạt động thiết thực và hiệu quả. Tại thôn 8, xã Ba Trại, đã ra mắt tổ truyền thông cộng đồng đầu tiên, gồm 10 thành viên, với nhiệm vụ tuyên truyền, vận động người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong cuộc sống, sinh hoạt hằng ngày, phát triển kinh tế, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cũng như xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng.

Bà Bùi Thị Lưu, thành viên tổ truyền thông cộng đồng xã Ba Trại, chia sẻ: tại địa phương vẫn còn tồn tại những tập tục, hủ tục trọng nam khinh nữ khiến tất cả việc nhà đều giao cho người phụ nữ, nên người phụ nữ rất vất vả. "Sau buổi ra mắt ngày hôm nay, chúng tôi đã có kế hoạch hàng tháng, hàng quý và trong các buổi họp chi bộ thôn tuyên truyền đến các gia đình, tuyên truyền lồng ghép vào trong các sự kiện để thay đổi định kiến giới", bà Lưu nói.

Theo thống kê của Ban Dân tộc TP. Hà Nội, Hà Nội hiện có khoảng hơn 107.800 người DTTS, thuộc 50/53 thành phần dân tộc thiểu số, chiếm 1,3% dân số của Hà Nội. Trong đó, đồng bào cư trú tập trung theo cộng đồng thuộc 14 xã của 5 huyện Ba Vì, Mỹ Đức, Chương Mỹ, Quốc Oai, Thạch Thất. Với đặc thù đó, Thủ đô Hà Nội rất quan tâm đến vấn đề dân tộc, công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc qua các giai đoạn.

Ông Nguyễn Nguyên Quân, Trưởng ban Dân tộc thành phố Hà Nội cho biết: trong thời gian qua, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác dân tộc ở địa bàn Thủ đô Hà Nội đã được quan tâm. Gần đây nhất thành phố đã ban hành nghị quyết chuyên đề kế hoạch đầu tư công. Đối với công tác phát triển kinh tế - xã hội, trên cơ sở các hạ tầng đã được đầu tư, đời sống đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Thủ đô đã có những thay đổi hết sức tích cực, kể cả đời sống vật chất và đời sống tinh thần.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Công an quận Hà Đông phối hợp với Phòng Cảnh sát hình sự, Công an thành phố Hà Nội ngày 3/11, đã tạm giữ hình sự hai đối tượng về hành vi cướp tài sản; đồng thời, giao một đối tượng có liên quan dưới 14 tuổi về Công an phường để quản lý giáo dục.

Chiều 20/11, TAND TP.HCM đã thẩm vấn bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh, Tổng Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐTV Xuyên Việt Oil để làm rõ về hành vi gây thất thoát tài sản Nhà nước khi không nộp tiền Quỹ bình ổn giá và Thuế bảo vệ môi trường.

Ngày 21/11, phiên tòa xem xét kháng cáo của bà Trương Mỹ Lan, 68 tuổi, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát cùng 47 người và các đơn vị, tổ chức liên quan, tiếp tục với phần bào chữa cho nhóm bị cáo thuộc Đoàn thanh tra về các sai phạm tại SCB.

UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt "Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn thành phố". Lộ trình thực hiện đề án bắt đầu từ năm 2025, mục tiêu đến năm 2035 sẽ sử dụng 100% xe buýt điện.

Tình huống nguy hiểm trên xảy ra ngày 20/11 trên tuyến quốc lộ 6 đoạn qua huyện Mai Châu, Hòa Bình và được chính camera hành trình trên xe ô tô con bị nạn ghi lại.

Gần đây tại quận Thanh Xuân, câu chuyện về những chiếc barie dựng tại các ngõ nhỏ vào giờ cao điểm đã thu hút sự chú ý. Mục đích ban đầu là để kiểm soát lưu lượng giao thông, thế nhưng sự xuất hiện của chúng cũng đã gây ra rất nhiều tranh cãi từ những người đi lại thường xuyên qua đây.