Thực hiện '5 tiên phong' phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng
Tham dự hội nghị có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài; Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà; Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan trung ương, lãnh đạo các tỉnh, thành phố thuộc vùng. Đại biểu thành phố Hà Nội dự hội nghị có Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh.
Trong 7 tháng năm 2024, kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Hồng đã đạt được nhiều kết quả nổi bật, khẳng định vai trò là vùng động lực, định hướng, dẫn dắt tăng trưởng kinh tế của cả nước.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của vùng đạt 7,21%, cao hơn bình quân chung của cả nước (6,42%), đứng thứ 3/6 vùng kinh tế của cả nước. Tổng thu ngân sách nhà nước đạt 521 nghìn tỷ đồng, cao nhất và chiếm 41% tổng thu cả nước. Các bộ, ngành, địa phương đã cơ bản hoàn thành 8/8 nhiệm vụ quan trọng theo chỉ đạo của Hội đồng.
Tuy nhiên, vùng Đồng bằng sông Hồng vẫn còn một số tồn tại, đòi hỏi phải tiếp tục tập trung khắc phục trong thời gian tới, như: chất lượng tăng trưởng kinh tế chưa thực sự bền vững, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh; khả năng chống chịu, ứng phó trước các yếu tố tiêu cực từ bên ngoài chưa cao. Khoa học công nghệ chưa thực sự trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, chưa hình thành được nhiều doanh nghiệp lớn làm chủ công nghệ ở các lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, sản xuất chíp bán dẫn. Chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu. Các nội dung liên kết vùng quan trọng như liên kết trong hạ tầng giao thông liên vùng và khu vực, nhất là đường sắt, liên kết đầu tư phát triển, khả năng kết nối, tích hợp kinh tế tỉnh này với tỉnh kia, đô thị và nông thôn, chuỗi giá trị toàn cầu, chuỗi giá trị quốc gia còn hạn chế.
Chỉ đạo các nhiệm vụ thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Hội đồng và các bộ, ngành, địa phương tiếp tục quán triệt triển khai thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, trong khi điều hành phải linh hoạt, hiệu quả trên cơ sở thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, tôn trọng thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo.
Hội đồng phải đổi mới tư duy điều phối vùng theo tinh thần: Nguồn lực bắt nguồn từ tư duy, động lực bắt nguồn từ sự đổi mới, sức mạnh bắt nguồn từ nhân dân; chính sách phải thông thoáng, hạ tầng phải thông suốt, quản trị phải thông minh.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các địa phương vùng đồng bằng sông Hồng cùng thực hiện 5 tiên phong. Thủ tướng nhấn mạnh: "Thứ nhất, là tiên phong trong đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, ứng dụng khoa học công nghệ và thành quả cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để phát triển kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, kinh tế chia sẻ và kinh tế ban đêm. Thứ hai, là tiên phong cải cách hành chính, phân cấp phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi và tăng cường kiểm tra giám sát. Thứ ba, là tiên phong trong việc lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ; cắt giảm các thủ tục rườm rà, phiền phức; đẩy mạnh thực hiện Đề án 06 của Chính phủ. Thứ tư, là tiên phong huy động mọi nguồn lực xã hội đầu tư phát triển, nhất là hợp tác công tư để phát triển vùng nhanh và bền vững. Thứ năm, là tiên phong trong thực hiện chính sách an sinh xã hội, tiến bộ và công bằng xã hội, trong bảo vệ môi trường, không hy sinh tiến bộ và công bằng xã hội, không hy sinh an sinh xã hội, môi trường để chạy theo tăng trưởng đơn thuần, nhưng cũng không để ai bị bỏ lại phía sau".
Với tinh thần tiến công, bứt phá trong triển khai các nhiệm vụ, đặc biệt với các nhiệm vụ chưa đạt, Thủ tướng chỉ đạo các địa phương đặc biệt chú trọng thúc đẩy đầu tư công, góp ý dự thảo một luật sửa nhiều luật trong các lĩnh vực tài chính, kế hoạch và đầu tư; các địa phương triển khai thực hiện bằng được mục tiêu đã đề ra về phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân.
Không phải ngẫu nhiên mà hồ nước được người ta ví như những lá phổi xanh bởi vừa làm đẹp cảnh quan, tạo không khí trong lành vừa điều tiết nước trong mùa mưa. Bởi vậy, Thành phố đang đầu tư, cải tạo và chỉnh trang để hình thành những điểm vui chơi giải trí hữu ích phục vụ nhân dân. Nhưng vẫn có những hồ nước đang dần bị san lấp, có nguy cơ xóa sổ bởi sự buông lỏng quản lý.
Trong danh mục 144 cây cầu trên toàn địa bàn thành phố sẽ được triển khai nâng cấp, sửa chữa và thay mới theo phê duyệt của UBND thành phố Hà Nội, huyện Ứng Hòa có 19 cầu. Chính quyền và người dân địa phương mong ngóng các dự án sớm được triển khai, bởi hiện trạng cầu thời gian qua đã quá xuống cấp và hư hỏng.
Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn Hà Nội trong 10 tháng năm 2024 là 425,2 nghìn tỷ đồng, đạt hơn 104% dự toán năm và tăng gần 22% so với cùng kỳ năm 2023.
Trong khuôn khổ hoạt động đối ngoại của TP. Hà Nội năm 2024 tại Cuba, Đoàn đại biểu TP. Hà Nội do Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Nguyễn Lan Hương làm Trưởng đoàn đã thăm, làm việc, gặp gỡ với Viện Cuba hữu nghị với các dân tộc (ICAP).
Hà Nội, mảnh đất ngàn năm văn hiến, không chỉ là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống mà còn là điểm dừng chân đầy cảm xúc của nhiều người nước ngoài. Khi sinh sống và làm việc tại Hà Nội, họ đều dành cho thành phố này một tình cảm yêu mến đặc biệt.
Theo Cục Thống kê TP. Hà Nội, trong 10 tháng năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của Hà Nội tăng 5,6% so với cùng kỳ năm trước.
0