Thuốc, thực phẩm chức năng giả tràn lan vì "siêu" lợi nhuận

(HanoiTV) - Thuốc giả, thực phẩm chức năng giả đang tràn lan trên thị trường, một phần vì lợi nhuận của ngành hàng dược là “siêu" lợi nhuận.

Thuốc giả tràn lan trên thương mại điện tử

Sáng 23/8, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Trung tâm Công nghệ chống hàng giả Việt Nam tổ chức buổi hội thảo “Thuốc giả và thực phẩm chức năng giả - Hiện trạng và giải pháp” tại Hà Nội.

Tại đây, bà Lê Thị Thu Thủy - Phó Viện trưởng Viện Phát triển Doanh nghiệp (VCCI) cho biết, tình trạng hàng giả, hàng nhái vẫn tiếp tục phát triển trong những năm qua không chỉ gây thiệt hại cho DN, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người tiêu dùng mà còn phá vỡ môi trường kinh doanh cũng như uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

Đặc biệt, trong giai đoạn khó khăn do đại dịch COVID-19, các đối tượng làm hàng giả đã tích cực tận dụng thời điểm này để tạo lợi thế bởi sự gián đoạn của chuỗi cung ứng và nhu cầu tiêu dùng một số mặt hàng đang tăng rất cao. Đồng thời, những đối tượng kinh doanh, sản xuất hàng giả cũng ứng dụng một loạt công nghệ cao nên các sản phẩm giả, nhái được sản xuất với số lượng lớn và ngày càng khó phân biệt hơn, đánh lừa người tiêu dùng và làm khó cơ quan chức năng. Đáng chú ý, trong lĩnh vực dược phẩm, thực phẩm chức năng, tình trạng gian lận thương mại ngày càng phổ biến trên môi trường thương mại điện tử với tính chất tinh vi, phức tạp.

Thực phẩm chức năng giả tràn lan trên kênh online

Ông Nguyễn Đức Lê, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Thị trường cho hay, trong những tháng đầu năm 2022, lực lượng QLTT đã phát hiện nhiều vụ gian lận thương mại trong lĩn vực dược phẩm, thực phẩm chức năng. Cụ thể: 162 vụ vi phạm xâm phạm bản quyền, 982 vụ hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ, 357 vụ giả mạo về chỉ dẫn địa lý, nhãn biệu, 60 vụ giả về chất lượng….

Đặc biệt, trong đại dịch Covid -19, sức hút của thị trường làm cho số nhà sản xuất và kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe tăng vọt. Bùng nổ tình trạng kinh doanh online, quảng cáo qua mạng xã hội, internet, tư vấn trực tiếp cho người dùng qua điện thoại, chat box, bán hàng đa cấp, chuyển hàng qua bưu điện, hoặc qua người vận chuyển...

Đánh giá về nguyên nhân, ông Nguyễn Đức Lê cho rằng, “Thuốc là mặt hàng mà người mua không bao giờ mặc cả. Lợi nhuận của ngành dược là rất lớn, đây là một trong những nguyên nhân khiến loại tội phạm làm giả trong các sản phẩm thuốc và thực phẩm chức năng ngày càng gia tăng và chưa có hồi kết”.

Ông Nguyễn Đức Lê - Phó Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường

Khó phân biệt “thật-giả“

Bà Nguyễn Diệu Hà, Tổng thư ký chánh văn phòng Hiệp hội Doanh nghiệp Dược Việt Nam cho biết, trong số các mẫu thuốc tân dược bị làm giả thì đa số là kháng sinh và thường là những kháng sinh đắt tiền của các thương hiệu dược nổi tiếng. Thuốc giả được sản xuất khá tinh vi, chỉ có thể phát hiện những điểm khác nhau khi so sánh vỏ hộp, tờ hướng dẫn sử dụng, thuốc thật và giả khi để cạnh nhau, tuy nhiên điều này người tiêu dùng rất khó để phân biệt.

Đồng quan điểm trên, ông Nguyễn Đức Lê nhấn mạnh: “Do thuốc, thực phẩm chức năng là sản phẩm mang tính chất đặc thù nên bằng phương pháp thông thường, chúng tôi không thể dễ dàng để phát hiện thật giả một cách chính xác. Việc kiểm nghiệm thành phần, chất lượng thuốc... là phương pháp được lựa chọn tối ưu để xác định độ thật giả của một sản phẩm. Tuy nhiên, chúng ta cần 1 khoản kinh phí lớn và thời gian dài để đánh giá, điều tra”.

Vì thế, theo ông Lê, có những vụ việc mặc dù có được sự tham gia của ngành y tế, nhưng việc xác định thuốc giả như trong vụ án VN Pharmar kéo dàng hàng năm trời mới có thể đưa ra kết luận, Tòa án mới có thể đưa ra được kết luận đó là sản phẩm làm giả về cả chất lượng lẫn nguồn gốc xuất xứ.

Giải pháp nào?

Tại hội thảo, các chuyên gia cho rằng, việc khó nhận biết được thật và giả dẫn đến việc thực thi vai trò, chức năng nhiệm cụ của cơ quan quản lý thị trường bị hạn chế rất nhiều trên cương vụ bảo vệ doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Vì thế, cần phải có giải pháp chống giả hữu hiệu, làm sao để việc nhận biết thuốc thật và giả một cách chính xác và dễ dàng nhất. Cần phải ứng dụng KHKT, chuyển đổi số vào việc nhận biết được thuốc và thực phẩm phẩm chức năng giả một cách nhanh nhất và chính xác nhất.

Ngoài ra, cần có sự góp sức đầu tiên của các nhà sản xuất cùng với nâng cao ý thức của người tiêu dùng, tiếp theo là sự vào cuộc của các cơ quan Bộ, Ban, ngành Y tế.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
User
Ý KIẾN

UBND thành phố Hà Nội vừa phê duyệt chủ trương đầu tư 301 tỷ đồng làm tuyến đường dài gần 1 km nhằm giảm ùn tắc cho cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ.

Rất nhiều vụ tai nạn giao thông đáng tiếc đã xảy ra vì liên quan đến việc lái xe máy đi ẩu, tạt đầu xe ô tô.

Nhu cầu đầu tư đường sắt giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã mở ra thị trường khoảng 100 tỷ USD, tạo điều kiện cho nhiều doanh nghiệp lớn sẵn sàng nhập cuộc.

Sau ba tháng thực hiện Nghị định 168 (từ ngày 1/1-31/3/2025), lực lượng CSGT toàn quốc đã phát hiện, xử lý hơn 728.000, xử phạt giảm 1/3 so với cùng kỳ.

Trung ương Đoàn đề xuất Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét hỗ trợ phát triển và sử dụng nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 – 2024.

Để di chuyển đến Mandalay, thành phố lớn thứ hai của Myanmar, nơi hứng chịu hậu quả khốc liệt nhất của trận động đất 7,7 độ, nhóm PV Đài Hà Nội cùng các đoàn cứu trợ, thiện nguyện phải di chuyển một quãng đường dài 500km từ sân bay Yangon.