Thường trực Thành ủy Hà Nội làm việc với huyện Thạch Thất

Thạch Thất hiện có hơn 18.700 ha đất tự nhiên, dân số gần 230.000 người, gồm 22 xã và 1 thị trấn. Huyện có vị trí địa lý thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội với các tuyến đường giao thông quan trọng, có Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, Đại học Quốc gia Hà Nội… Huyện có 50 làng có nghề, 9 làng nghề truyền thống, 6 cụm công nghiệp làng nghề và hơn 17.000 hộ sản xuất. Đảng bộ huyện có 40 tổ chức cơ sở Đảng, 364 chi bộ, với gần 9.000 đảng viên.
Thu nhập bình quân đầu người năm 2021 đạt 80 triệu đồng/người/năm. Tổng giá trị sản xuất các ngành năm 2021 đạt hơn 27.000 tỷ, 8 tháng năm 2022 đạt gần 20.000 tỷ đồng, bằng 63,3% kế hoạch năm và tăng 15,1% so với cùng kỳ. Tổng thu ngân sách nhà nước năm 2021 đạt hơn 1.425 tỷ đồng (bằng 139% dự toán thành phố giao, tăng hơn 68% so với năm 2020); 8 tháng năm 2022 đạt 615,3 tỷ đồng, bằng 63% dự toán thành phố giao, tăng 9% so với cùng kỳ… Công tác quản lý đất đai, tài nguyên môi trường, trật tự xây dựng được huyện chú trọng và có nhiều chuyển biến. Riêng trong 8 tháng đầu năm 2022, huyện đã phát hiện và xử lý dứt điểm, kịp thời 41/43 trường hợp vi phạm về quản lý đất đai và trật tự xây dựng.
Đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, Huyện ủy Thạch Thất đã hoàn thành công tác rà soát, bổ sung quy hoạch nhiệm kỳ hiện tại và xây dựng quy hoạch nhiệm kỳ kế tiếp đối với các chức danh Ban Thường vụ Thành ủy và Ban Thường vụ Huyện ủy quản lý. Huyện đã luân chuyển, điều động, chuyển đổi vị trí công tác đối với 88 đồng chí. Công tác tư tưởng, tuyên giáo; kiểm tra, giám sát; dân vận; nội chính được quan tâm, có chuyển biến tích cực.
Bí thư Huyện ủy Thạch Thất Trần Đình Cảnh cũng nêu 5 hạn chế tồn tại, đồng thời có 6 nhóm kiến nghị. Đáng chú ý, huyện kiến nghị thành phố sớm thẩm định và phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch vùng huyện; sớm phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 thị trấn Liên Quan và khu vực phụ cận; cho phép huyện triển khai thực hiện một số dự án đầu tư, phát triển cụm công nghiệp, trung tâm thương mại, dịch vụ và mở rộng, phát triển khu nhà ở, điểm dân cư nông thôn… Huyện cũng kiến nghị thành phố chỉ đạo, hướng dẫn giải quyết dứt điểm các tồn tại, vướng mắc trong các quyết định giao đất giãn dân giai đoạn 2002-2007; đẩy nhanh tiến độ dự án đầu tư, xây dựng, nâng cấp, mở rộng dự án Quốc lộ 21A (Xuân Mai - Sơn Tây); quan tâm đầu tư hạ tầng, cảnh quan và công trình phụ trợ di tích quốc gia đặc biệt chùa Tây Phương...
Thảo luận tại cuộc làm việc, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến cho rằng, huyện cần bám sát Nghị quyết 15-NQ/TƯ ngày 5-5-2022 của Bộ Chính trị về “Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” để định hình phát triển huyện trong giai đoạn tới; đồng thời, tập trung giải quyết những tồn tại trong công tác quản lý đất đai, nhất là đất giãn dân; xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề; quan tâm củng cố hệ thống chính trị, trong đó cần có một Nghị quyết chuyên đề về phát triển đội ngũ cán bộ cấp xã…

“Kết quả khắc phục những hạn chế tồn tại này chính là “thước đo” năng lực cán bộ huyện. Tôi đề nghị Ban Thường vụ Huyện ủy phải có quyết tâm, giải pháp cụ thể, phân công rõ người, rõ việc, gắn với trách nhiệm người đứng đầu để thực hiện. Trong đó, hạn chế đầu tiên phải tập trung khắc phục là giải ngân vốn đầu tư công. Bởi có nguồn lực đầu tư mà không chi được là có lỗi với dân; giải ngân được sẽ tạo ra sản phẩm, ra công trình, dự án thì người dân mới sớm được thụ hưởng. Đây còn là động lực, là nguồn thu cả trước mắt và lâu dài cho huyện”, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh tại buổi làm việc.
Bí thư Thành ủy yêu cầu các cấp ủy Đảng tập trung xây dựng, chỉnh đốn Đảng, hệ thống chính trị gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, phong cách lề lối làm việc, nói đi đôi với làm; thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, nêu cao tinh thần tự phê bình và phê bình; trong lãnh đạo, chỉ đạo cần thể hiện rõ tính quyết liệt, rõ ràng, bản lĩnh, không né tránh trước việc khó, không sợ trách nhiệm khi đề xuất giải quyết vấn đề mới; phân công nhiệm vụ rõ người, rõ việc, rõ kết quả và rõ trách nhiệm...
Đồng chí Đinh Tiến Dũng chỉ đạo huyện tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy các phòng, ban đơn vị của huyện, xã, thị trấn tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; tập trung đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, sắp xếp càn bộ phải phù hợp với năng lực, trình độ chuyên môn, có phẩm chất đạo đức tốt; sâu sát cơ sở, nắm chắc tình hình, không để xảy ra cục bộ, địa phương, mất đoàn kết nội bộ.
Bí thư Thành ủy cũng nhấn mạnh yêu cầu huyện tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội, đẩy nhanh các dự án đầu tư công, phát huy thế mạnh của huyện về tiểu thủ công nghiệp, các sản phẩm làng nghề, dịch vụ thương mại, các mô hình sản xuất nông nghiệp tập trung, sản phẩm nông nghiệp có giá trị cao... Mặc dù các nhiệm vụ thời gian tới đặt ra nặng nề, tiến độ đòi hỏi khẩn trương, nhưng Bí thư Thành ủy tin tưởng, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Thạch Thất sẽ phát huy tinh thần đoàn kết, sáng tạo, đồng sức, đồng lòng thực hiện thành công các nhiệm vụ chính trị, các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển đã đề ra, góp phần cùng thành phố thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ thành phố.
Sở Xây dựng Hà Nội thí điểm điều chỉnh tổ chức giao thông khu vực nút giao Kim Mã - cổng UNICEF, trên địa bàn quận Ba Đình từ ngày 29/3.
Sở Xây dựng Hà Nội thí điểm điều chỉnh tổ chức giao thông trên phố Hoàng Hoa Thám và Ngọc Hà từ hôm nay đến 29/8.
Tường thuật trực tiếp tình hình giao thông Hà Nội chiều 29/3 với hình ảnh từ các camera giao thông giúp khán - thính giả lựa chọn cung đường tốt nhất. Chương trình được phát sóng trên kênh FM90, các nền tảng số của Đài Hà Nội và ứng dụng công dân Thủ đô số iHanoi.
Hơn 1.000 học sinh, phụ huynh và giáo viên Hà Nội đã khoác lên mình bộ quân phục xanh bộ đội, hóa thân thành các “chiến sĩ nhí” tham gia các hoạt động diễu binh, diễu hành.
Đẩy mạnh và phấn đấu tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công năm 2025 đạt ít nhất 95% kế hoạch giao theo tinh thần lấy đầu tư công dẫn dắt, kích hoạt và thu hút đầu tư xã hội là nội dung chỉ đạo mới nhất của UBND TP. Hà Nội nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng GRDP 8% trở lên.
UBND TP. Hà Nội đã phê duyệt giá bán nước sạch sinh hoạt của Công ty cổ phần Đầu tư nước sạch sông Đà, áp dụng trên địa bàn thành phố.
0