Tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật thủ đô (sửa đổi)

Ngày 25/1, Đoàn công tác của Quốc hội đã có buổi làm việc với Thành ủy Hà Nội, Ủy ban pháp luật Quốc hội và Bộ Tư pháp để tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật Thủ đô (sửa đổi). Tại buổi làm việc, các đại biểu cơ bản thống nhất về quan điểm, định hướng tiếp thu, chỉnh lý, nhưng cần tiếp tục rà soát kỹ để có quy định khả thi, phù hợp.

Dự buổi làm việc có Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định; Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội Hoàng Thanh Tùng; Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long. Về phía Hà Nội có: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư thành ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Đinh Tiến Dũng; Phó Bí thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh, Phó Bí thư thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Bí thư thành ủy Nguyễn Văn Phong, các đồng chí trong Ban Thường vụ thành ủy, lãnh đạo các sở, ngành trực thuộc TP Hà Nội 

Tại buổi làm việc, các đại biểu cơ bản thống nhất về quan điểm, định hướng tiếp thu, chỉnh lý, nhưng cần tiếp tục rà soát kỹ để có quy định khả thi, phù hợp trong dự thảo Luật: gồm 09 nội dung, đó là: Mô hình tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội; Quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền Thành phố, quận, huyện và phường; Quy định về quy hoạch xây dựng, phát triển Thủ đô và các biện pháp bảo đảm thực hiện quy hoạch; Phát triển nông nghiệp, nông thôn; Phát triển khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số; Phát triển các khu công nghệ cao; Bảo vệ môi trường; Việc thực hiện dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư; Các chính sách đầu tư.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thanh Long phát biểu tại buổi làm việc.

Theo phương án đề xuất của UBND thành phố Hà Nội, dự thảo Luật sau khi tiếp thu, chỉnh lý có 07 chương, 54 điều, giảm 05 điều so với dự thảo Luật trình Quốc hội.

Đồng thuận với những ý kiến đóng góp, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng mong muốn 3 cơ quan chịu trách tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật Thủ đô (sửa đổi), sẽ có những phối hợp chi tiết hơn nữa, cụ thể từng vấn đề để có thể hoàn thiện sớm nhất vào tháng 3/2024

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng

Phát biểu kết luận tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đánh giá cao trách nhiệm của các đơn vị liên quan trong tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật Thủ đô (sửa đổi). Qua đó thể hiện tầm quan trọng của Luật không chỉ đối với Hà Nội mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước trong thời gian tới.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định yêu cầu các đơn vị liên quan tiếp thu tối đa ý kiến các đại biểu quốc hội, ý kiến chuyên gia để chỉnh lý sửa đổi, bám sát các nghị quyết của Đảng, của Bộ Chính trị, bảo đảm tính đồng bộ thống nhất của hệ thống pháp luật. Theo kế hoạch, các nội dung giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật thủ đô (sửa đổi) được báo cáo tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội , sau đó được biểu quyết, thông qua tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV dự kiến tổ chức vào tháng 5/2024.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng nay (13/5), tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành khai mạc phiên họp thứ 33.

Sáng 12/5, tại thành phố Cần Thơ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp Quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VI.

Chiều 10/5, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã chủ trì Hội nghị đối thoại tháo gỡ khó khăn và thúc đẩy hoạt động công nghệ cao tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, với sự tham dự của đại diện các bộ Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ, Công Thương, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường.

Chiều 9/5, Bộ Ngoại giao tổ chức buổi họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao dưới sự chủ trì của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng, trong đó khẳng định Việt Nam hoàn toàn đủ điều kiện để công nhận là nền kinh tế thị trường.

Chương trình hành động của Thành phố Hà Nội thực hiện nghị quyết về xây dựng và phát huy vai trò đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước sẽ góp phần tạo lập môi trường mới để thu hút, khuyến khích sự sáng tạo của đội ngũ trí thức đang làm việc trên địa bàn Thủ đô.

Sáng 9/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng chủ trì Hội nghị lần thứ 3 của Hội đồng để công bố Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; sơ kết một năm thực hiện Nghị quyết số 30 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 14 của Chính phủ; rà soát cơ chế chính sách đặc thù phát triển vùng; kế hoạch điều phối vùng và đánh giá việc triển khai các dự án trọng điểm của vùng Đồng bằng sông Hồng.