Thời gian
Chuyên Mục
16 kết quả phù hợp với "DSVH"
Nghề ướp trà sen Tây Hồ trở thành di sản văn hóa
Bộ Văn hóa, Thể thao, Du lịch vừa có quyết định đưa Nghề thủ công truyền thống ướp trà sen Quảng An (phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội) vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Tản Viên Sơn Thánh - vị thánh đứng đầu trong Tứ bất tử
Trong tâm thức của người Việt, Tản Viên Sơn Thánh là hiện thân của một vị thần núi, cai quản không gian thiêng của ngọn núi Tản phía Tây kinh thành Thăng Long. Lễ hội Tản Viên Sơn Thánh là hoạt động văn hóa đậm sắc màu truyền thống, tri ân công đức vị thần đứng đầu trong “Tứ bất tử” của người Việt - người đã giúp dân khai sơn, trị thủy, dạy cách làm ruộng, săn bắn, dệt lụa, hát ca và mở hội.
Chương trình Thời sự 11h30 | 15/02/2024
Lễ hội Cổ Loa: DSVH phi vật thể quốc gia; Khai hội chùa Hương 2024; Hà Nội đón hơn 650.000 lượt khách trong dịp Tết Giáp Thìn; Năm 2024 sẽ tổ chức hai kỳ kiểm định công chức; Israel tuyên bố thực hiện một chiến dịch mạnh mẽ ở Rafah... là một số nội dung đáng chú ý trong chương trình Thời sự 11h30 hôm nay.
Xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT lĩnh vực DSVH phi vật thể
Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu "Nghệ nhân nhân dân", "Nghệ nhân ưu tú" trong lĩnh vực di sản văn hóa (DSVH) phi vật thể được quy định tại Nghị định 93 do Chính phủ ban hành có hiệu lực thi hành từ ngày 15/2.
Di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc của Tây Ninh
Sở hữu đến 8 di sản văn hoá phi vật thể quốc gia, Tây Ninh đang trở thành điểm đến văn hoá độc đáo tại Nam bộ. Ít nhất 5 di sản trong số đó sẽ được tái hiện sống động ngay tại phố đi bộ Hồ Gươm trong Ngày Tây Ninh tại Hà Nội, diễn ra trong hai ngày 7-8/10 tới.
Lễ hội Té nước - Nét đẹp văn hóa các nước ASEAN
Những ngày này, Việt Nam đang tổ chức các hoạt động chào mừng Tết cổ truyền của các nước bạn trong cộng đồng ASEAN, trong đó phải kể đến Lễ hội té nước. Đây là sự kiện báo hiệu một năm kết thúc và bắt đầu một năm mới, thường diễn ra từ 13 tới 15/4 hàng năm.
Lễ hội đền Bà Triệu đón nhận DSVH Quốc gia
Sáng 11/3, tại Khu di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật đền Bà Triệu (xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc), tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Lễ hội Đền Bà Triệu năm 2023, kỷ niệm 1775 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh và đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Sóc Sơn xây dựng đời sống văn hóa tại cơ sở
Ủy ban MTTQ huyện Sóc Sơn vừa tổ chức Hội nghị đại biểu bàn việc xây dựng Đời sống văn hoá (ĐSVH) ở cơ sở năm 2023, tại xã Phù Linh. Thực hiện Nghị quyết đại biểu nhân dân năm 2022, UBND xã Phù Linh đã phối hợp với MTTQ xây dựng kế hoạch tổ chức Hội nghị đại biểu nhân dân theo từng nội dung phù hợp với đặc thù của từng thôn, ban hành quyết định kiện toàn BCĐ phong trào các tiểu ban xây dựng ĐSVH ở khu dân cư.
Lễ hội 5 làng Mọc - Di sản văn hóa Quốc gia
Trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, nhân dân Kẻ Mọc đã tạo ra những nét đẹp trong đời sống xã hội, trở thành truyền thống, phong tục tập quán quý báu của cộng đồng. Độc đáo nhất đó là lễ hội 5 làng Mọc, đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia.
Đề nghị Trung Quốc sớm mở tour đến Việt Nam
Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch đề nghị Trung Quốc sớm đưa Việt Nam vào danh sách các quốc gia thí điểm du lịch theo đoàn, tạo điều kiện để hai nước cùng phát triển.
Chùa Bà đón nhận bằng DSVH phi vật thể quốc gia
Ngày 19/2, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định đã đón bằng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia với Lễ hội Chùa Bà - Cảng thị Nước Mặn tại thôn An Hòa, xã Phước Quang. Đây là một trong những lễ hội truyền thống có quy mô lớn ở Bình Định. Hằng năm, lễ hội được tổ chức trong 3 ngày (từ ngày cuối cùng của tháng Giêng âm lịch đến ngày 2 tháng 2 âm lịch).
Hồi sinh nghệ thuật hát Xẩm làng Mọc - Quan Nhân
Làng Mọc - Quan Nhân (thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội) từ lâu đã được biết đến là một trong những “cái nôi” của âm nhạc truyền thống. Tuy nhiên, cuộc sống hiện đại ngày nay khiến nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật truyền thống nơi đây dần bị mai một. Tuy nhiên, trong nhiều năm gần đây, Nghệ nhân ưu tú Phan Thị Kim Dung đã hồi sinh âm nhạc truyền thống nơi đây bằng việc truyền dạy miễn phí các loại hình xẩm, chèo cổ, chầu văn, hát văn... cho các thế hệ người dân trong làng.
Hoàn thiện hồ sơ Địa đạo Củ Chi là di sản thế giới
Địa đạo Củ Chi đã được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt vào tháng 12/2015. Đến năm 2020, UBND TP. Hồ Chí Minh giao Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố tiếp tục hoàn thiện hồ sơ trình UNESCO công nhận là Di sản thế giới.
Đền Đông Cuông - Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia
UBND tỉnh Yên Bái vừa tổ chức lễ công bố Quyết định ghi danh "Lễ hội đền Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái" vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia và khai mạc Lễ hội năm 2023.
Độc đáo lễ rước 'ông lợn' ở La Phù
Sau 3 năm gián đoạn do dịch COVID-19, năm nay, lễ rước “ông lợn" tại làng La Phù, Hoài Đức, Hà Nội lại được tổ chức để tưởng nhớ công ơn Thành hoàng làng Tĩnh Quốc Tam Lang thời Hùng Vương thứ 6 - người đã có công đánh giặc gìn giữ bờ cõi. Các "ông lợn" dâng cúng phải được trang trí đẹp mắt với mắt giả, mũi giả và đặt lên một chiếc kiệu có lọng che để rước ra đình làng. Theo quan niệm của người dân làng La Phù, gia đình nào có "ông lợn" được chọn để làm lễ vật sẽ rất hãnh diện và gặp nhiều may mắn trong năm mới.
Lễ hội đền Bà Triệu đón DSVH phi vật thể quốc gia
Từ ngày 11 đến 13/3, tỉnh Thanh Hóa sẽ tổ chức Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và Lễ hội đền Bà Triệu năm 2023.