Tôn vinh thành tựu 70 năm phát triển của Thủ đô
Sáng 4/10, triển lãm “Thành tựu kinh tế, văn hoá, xã hội của thành phố Hà Nội 70 năm xây dựng và phát triển” đã chính thức được khai mạc tại Bảo tàng Hà Nội.
Tới tham dự lễ khai mạc có Trung Tướng Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Uỷ Viên Quân ủy Trung ương, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Phó Bí thư Thành uỷ Hà Nội Nguyễn Văn Phong, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Minh Hải cùng gần 300 đại biểu các bộ, ngành, cơ quan Trung ương; các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Hồng, vùng Thủ đô.
Đây là một trong những hoạt động trọng tâm của thành phố trong dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, nhằm giới thiệu những thành tựu quan trọng của Thủ đô Hà Nội qua 70 năm chiến đấu, lao động, sản xuất và phát triển, các dấu ấn đặc biệt trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Thành ủy, HĐND, UBND thành phố qua từng giai đoạn lịch sử.
Phát biểu tại lễ khai mạc, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Minh Hải khẳng định triển lãm “Thành tựu kinh tế, văn hoá, xã hội của thành phố Hà Nội 70 năm xây dựng và phát triển” được tổ chức dịp này là cơ hội để nhìn lại lịch sử hào hùng, tôn vinh những thành tựu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội mà Hà Nội đã đạt được.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Minh Hải phát biểu: "Triển lãm hôm nay là bức tranh toàn diện phản ánh chân thực và sống động quá trình phát triển 70 năm của Thủ đô qua các thời kỳ, tái hiện chặng đường lịch sử vẻ vang những thành tựu trong lao động chiến đấu xây dựng phát triển của Thủ đô. Từ những ngày tháng khó khăn lúc mới giải phóng gian khổ trong kháng chiến Hà Nội đã vươn lên mạnh mẽ từng bước trở thành thành phố văn hiến văn minh hiện đại mang tầm vóc khu vực và quốc tế".
Với diện tích trưng bày khoảng 2.500 m² gồm hơn 500 hình ảnh, 500 hiện vật, 30 mô hình ứng dụng công nghệ hiện đại, triển lãm thể hiện bức tranh toàn diện về Thủ đô 70 năm qua, hào hùng trong chiến đấu, hăng say trong lao động, sáng tạo, đang vươn lên mạnh mẽ cùng dân tộc và thời đại, ngày càng văn hiến, văn minh, hiện đại, mang tầm vóc khu vực và quốc tế.
Thông qua việc sử dụng pano, bản vẽ, tài liệu, phim, ảnh, hiện vật, mô hình kết hợp trình chiếu 3D mapping, ứng dụng công nghệ số, AI, triển lãm đưa khách tham quan theo dòng lịch sử trở về các giai đoạn phát triển của Hà Nội theo 5 không gian.
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, Hà Nội có diện tích chỉ khoảng 130 km², với dân số khoảng 530.000 người.
Trải qua bốn lần điều chỉnh địa giới hành chính lớn vào các năm 1961, 1978, 1991 và 2008, đến tháng 10/2024, tức là sau 70 năm, Hà Nội đã có diện tích hơn 3.300 km², dân số khoảng 8,5 triệu người.
Cùng với việc mở rộng và gia tăng dân số, kinh tế xã hội của Hà Nội cũng có những dấu ấn đậm nét.
Năm 1965, Hà Nội đã trở thành trung tâm công nghiệp lớn nhất miền Bắc.
Đến năm 1982, Hà Nội về cơ bản đã coi là hồi phục các cơ sở hạ tầng để phát triển kinh tế - xã hội và có những bước tiến tốt hơn.
Đến năm 1986, Hà Nội đã trở thành trung tâm đổi mới về khoa học công nghệ, cùng với đó là thay đổi về cơ chế quản lý kinh tế giúp Thủ đô Hà Nội vươn lên là một trong những điểm sáng trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế của cả nước.
Đến năm 1999, Hà Nội được tổ chức UNESCO vinh danh là thành phố vì hòa bình và đến năm 2000 thì được vinh danh là Thủ đô anh hùng.
Quy mô thu nhập của Hà Nội đã tăng rất mạnh mẽ trong quãng thời gian từ năm 2010 cho đến năm 2023 với GDP thường là dẫn đầu cả nước với mức tăng trưởng khoảng 7%. Số thu ngân sách hàng năm tăng lên rõ rệt, có những năm tăng cao hơn cả số thu của thành phố Hồ Chí Minh.
Cơ cấu kinh tế thay đổi hoàn toàn: Tỷ lệ thương mại - dịch vụ ngày càng tăng, tỷ lệ nông nghiệp thu hẹp lại. Hà Nội hiện có một hệ thống thương mại khá hiện đại, gồm khoảng 30 trung tâm thương mại, gần 150 siêu thị, 455 chợ, hàng nghìn cửa hàng tiện ích, hàng trăm máy bán hàng tự động. Ngoài ra có hàng chục nghìn hộ bán lẻ với hàng trăm nghìn cơ sở kinh doanh.
Hạ tầng giao thông, giáo dục, văn hóa, y tế cũng đều có những thay đổi đột phá. Thành phố Hà Nội hiện đã có tới 2.000 trường học các cấp. Cùng với đó, an sinh xã hội của Thủ đô Hà Nội cũng có những điểm nhấn trong phát triển.
Quãng thời gian 70 năm đã tạo nền tảng vững chắc cho quá trình phát triển nhanh, bền vững, tương đối toàn diện của thành phố, đặc biệt với các quy hoạch dành riêng cho Thủ đô trong tương lai.
Tại Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, Tổng Bí thư Tô Lâm đã khẳng định: Việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả là đòi hỏi bức thiết của tình hình thực tiễn hiện nay.
Với mật độ phương tiện đông đúc, cùng chất lượng không khí ô nhiễm như hiện nay, nhiều người đã lựa chọn xe buýt để di chuyển, vừa an toàn vừa sạch sẽ, có nhiều tuyến rất thuận tiện.
Chiều 24/11, Tổng thống Cộng hòa Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam từ ngày 24 đến 28/11, theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường.
Sáng nay, 24/11, tại Hội nghị Nghị viện Quốc tế lần thứ 11 vì Bao dung và Hoà bình ở thủ đô Phnom Penh của Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã có bài phát biểu quan trọng, đưa ra các đề xuất để cùng nghị viện các nước chung tay xây dựng nền hoà bình, thúc đẩy phát triển bền vững, bao trùm.
Sau những phản ánh của Đài Hà Nội về tình trạng vi phạm trật tự đô thị trên địa bàn, ban chỉ đạo 197 phường Cống Vị đã liên tục tổ chức các đợt xử lý vi phạm. Tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè, ô nhiễm môi trường đã được cải thiện rõ rệt.
Tổ công tác lực lượng CSGT Công an thành phố Hà Nội kiểm tra, phát hiện tài xế xe ba bánh tự chế chở vật liệu xây dựng lưu thông trên đường gây mất an toàn giao thông, đã lập biên bản xử phạt, tạm giữ phương tiện.
0