Truyện ngắn 'Huyết trầm' - Đinh Ngọc Hùng (Phần 1)

Trong số 10 truyện ngắn hay được đăng trên báo Văn nghệ số Tết Quý Mão, truyện ngắn "Huyết trầm" của tác giả Đinh Ngọc Hùng gây được sự chú ý đặc biệt với bạn đọc. Không chỉ đề cập đến số phận của người dân Khơ Mú với bao hủ tục trong kiếp sống mưu sinh tìm trầm, mà truyện ngắn còn đề cập tới nỗi ám ảnh, day dứt về những phận đời, phận người chìm nổi nơi rừng sâu, nước độc. Mời quý thính giả lắng nghe phần 1 của truyện ngắn "Huyết trầm".

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sau thành công của đợt một chiến dịch Hòa Bình, ta tiếp tục đập vỡ phòng tuyến sông Đà, tiêu diệt điểm cao 400, 600, Đá Chông, Chẹ, chặn đánh các cánh quân viện trên các trục được 87, Ba Vì, Mỹ Khê. Quân Pháp nhận thấy không đủ lực lượng bảo vệ phòng tuyến sông Đà nên rút lui toàn bộ, chỉ để lại cụm cứ điểm Đan Thê, La Phù gần Trung Hà, Sơn Tây. Địch dự định sẽ tăng cường phòng ngự tuyến đường số 6 và thị xã Hòa Bình. Qua 20 ngày chiến đấu, ta đã tiêu diệt được bộ phận lớn của quân địch, đường tiếp tế trên sông Đà của địch bị tê liệt. Đường số 6 bị chia cắt, quân Pháp ở Hòa Bình đã hoàn toàn chuyển sang thế phòng ngự bị động.

Sau những phân tích, đánh giá về tình hình và âm mưu của địch, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Trung ương Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, trực tiếp là Tổng quân ủy và Bộ Tổng tư lệnh, quân và dân ta đã mở màn chiến dịch Hòa Bình vào ngày 10/12/1951. Quân ta mở một cuộc tiến công lớn đánh địch trên cả hai mặt trận, tập trung chủ lực ở hướng chính là Hòa Bình, đặc biệt là cứ điểm Tu Vũ, núi Chẹ. Và mạnh bạo đưa một bộ phận chủ lực vào hoạt động trong vùng địch hậu đồng bằng Bắc Bộ.

Sau khi thực hiện chiến dịch Lý Thường Kiệt và một tháng chiến tranh du kích, ta đã diệt và bắt được khoảng 500 quân địch. Không rõ số bị thương, nhưng lực lượng của ta bị tiêu hao rất nhiều. Đây cũng là một trong những thất bại không mong muốn, mà nguyên nhân chính là do việc di chuyển bộ đội quá chậm nên địch phát hiện và đối phó. Đứng trước những tổn thất đó và trước diễn biến tình hình tương đối phức tạp, đặc biệt là việc Pháp cho tấn công chiếm Hòa Bình, Trung ương có những quyết định chỉ đạo và hướng tấn công như thế nào?

Sau chiến dịch Hà Nam Ninh, tại đồng bằng Bắc Bộ, địch ra sức củng cố quân sự, tàn phá cơ sở kinh tế của ta, đồng thời chúng đẩy mạnh kế hoạch củng cố vùng Tây Bắc. Trước tình hình khó khăn ở vùng hậu địch, Tổng quân ủy đề nghị với Trung ương cho mở một chiến dịch nhỏ ở hướng Tây Bắc và phát động một tháng chiến tranh du kích buộc địch phải đối phó.

Chiến dịch Liên khu III đã diễn ra với nhiều diễn biến mới. Thực dân Pháp đã tổng lực tấn công ta trên phương diện kinh tế tài chính. Pháp tập trung làm hai việc, đó là ngăn chặn các nguồn lương thực và phá giá đồng bạc Việt Nam. Đứng trước những khó khăn đó, Chính phủ đã ban hành sắc lệnh điều lệnh thu thuế nông nghiệp bằng thóc.

Chỉ thị của Trung ương với Chiến dịch Liên khu III là tranh thủ nhân dân, vận động ngụy binh, đồng bào Công giáo thi hành các chính sách của Đảng trong các vùng giải phóng. Thắng lợi chính trị cũng quan trọng không kém thắng lợi quân sự. Đại đoàn 304, 320, 308 đã tiến về Ninh Bình trong sự chào đón của nhân dân. Diễn biến của Chiến dịch Liên khu III sẽ tiếp tục được chuyển tới quý thính giả chương trình hôm nay.