Tương quan lực lượng Israel-Iran

Israel tuyên bố sẽ buộc Iran phải trả giá xứng đáng cho các cuộc tấn công bằng tên lửa và máy bay không người lái do Tehran tiến hành nhằm vào Israel. Nội các chiến tranh của Israel đã họp nhiều lần để tranh luận về một phương án hành động nhằm bổ sung cho nỗ lực ngoại giao chống lại Iran kể từ các cuộc tấn công trực tiếp chưa từng có nhằm vào Israel. Phương án trả đũa đã được quyết định. Sáng nay Israel đã không kích vào lãnh thổ Iran. Tổng thống Iran cảnh báo rằng ngay cả cuộc tấn công dù “nhỏ nhất” vào lãnh thổ của nước này cũng sẽ nhận lại một cuộc tấn công đáp trả “quy mô lớn và khắc nghiệt”. Vậy Iran có thể tự vệ hiệu quả đến mức nào nếu một cuộc tấn công như vậy xảy ra?

Quân đội

Đầu năm 2023, Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế ước tính Lực lượng Phòng vệ Israel có tổng cộng 169.500 binh sỹ, cộng thêm 465.000 quân dự bị (phần lớn được triệu tập sau ngày 7 tháng 10).

  • Lực lượng mặt đất bao gồm khoảng 126.000 quân nhân và 400.000 binh sỹ dự bị.
  • Không quân có 34.000 quân nhân và 55.000 binh sỹ dự bị
  • Hải quân có 9.500 quân nhân và 10.000 quân dự bị.

Trong khi đó, lực lượng vũ trang Iran có khoảng 420.000 quân nhân, gồm:

  • 350.000 quân nhân trong quân đội
  • 37.000 quân nhân thuộc lực lượng Không quân
  • 18.000 quân nhân huộc lực lượng Hải quân
  • 15.000 quân nhân thuộc lực lượng Phòng không

Ngoài ra, Cộng hòa Hồi giáo Iran cũng có lực lượng gồm 230.000 quân nhân thuộc lực lượng tinh nhuệ của Quân đoàn Vệ binh Cách mạng Hồi giáo (IRGC) với 150.000 người thuộc Lực lượng Mặt đất, 40.000 binh sỹ bán quân sự, 20.000 quân nhân thuộc Hải quân IRGC và 15.000 trong Lực lượng Phòng không của IRGC. Iran cũng có ít nhất 350.000 binh sỹ dự bị được huấn luyện để điều động trong trường hợp xảy ra khủng hoảng.

Ngân sách

Năm 2022, Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm ước tính ngân sách quốc phòng của Israel vào khoảng 23,4 tỷ USD (bao gồm 3,18 tỷ USD viện trợ quân sự hàng năm của Mỹ).

Iran có ngân sách quốc phòng tương đương khoảng 6,8 tỷ USD trong cùng năm. Tehran bù đắp cho ngân sách nhỏ hơn của mình bằng cách giảm chi phí vận hành và mua sắm vũ khí, cộng với chiến lược tập trung vào các giải pháp bất đối xứng - chẳng hạn như chuyển đổi các tàu chở dầu cũ thành tàu căn cứ nổi phía trước và tạo ra các hạm đội pháo hạm lớn, chi phí thấp cho các hoạt động phòng thủ ven biển.

Vũ khí

Cả Iran và Israel đều có ngành công nghiệp quốc phòng mạnh ở trong nước, cho phép sản xuất mọi thứ từ vũ khí nhỏ, xe tăng cho đến máy bay không người lái và tên lửa. Israel đã xây dựng lĩnh vực quốc phòng của mình với sự hợp tác của Mỹ, trong khi Iran - do bị trừng phạt trong nhiều thập kỷ, đang hướng tới việc tự sản xuất càng nhiều nhu cầu quốc phòng càng tốt.

Israel có thể sẽ có một con át chủ bài quan trọng: đó là vũ khí hạt nhân. Mặc dù không xác nhận cũng không phủ nhận việc sở hữu những vũ khí như vậy (trong một chính sách được gọi là “sự mơ hồ có chủ ý”), Israel bị nghi ngờ có tới 80 vũ khí hạt nhân có thể phóng từ máy bay và tên lửa.

Trong nhiều năm, giới lãnh đạo Iran đã tuyên bố rằng họ không có ý định sản xuất vũ khí hạt nhân và việc phát triển năng lượng nguyên tử chỉ phục vụ mục đích hòa bình. Để đối phó với các mối đe dọa tiềm tàng từ Israel nhằm vào các cơ sở hạt nhân của Iran, Chuẩn tướng Ahmad Haghtalab, chỉ huy Quân đoàn An ninh và Bảo vệ Trung tâm Hạt nhân Iran cảnh báo Iran cũng có thể xem xét lại học thuyết hạt nhân của mình trước mối đe dọa từ Israel.

Tuy nhiên, Iran lại có một con át chủ bài khác: đó là khả năng đóng eo biển Hormuz, về cơ bản mang lại cho nước này sức mạnh có thể làm sụp đổ các nền kinh tế phương Tây trong trường hợp bị xâm lược, khi có tới 30% tổng lượng dầu thô được vận chuyển bằng đường biển qua eo biển này.

Eo biển Hormuz là nơi 30% sản lượng dâu thô của thế giới được vận chuyển qua.

Kinh nghiệm chiến đấu

Trải qua hơn chục cuộc chiến tranh và nổi dậy với các nước láng giềng và với người Palestine từ năm 1948 đến nay, Israel là quốc gia có quân đội thiện chiến nhất ở Trung Đông. Tuy nhiên, cuộc xung đột đang diễn ra ở Gaza đã chứng minh rằng năng lực chiến đấu không phải là thứ được truyền lại giữa các thế hệ, với việc IDF gặp phải những vấn đề đáng kể khi chiến đấu với Hamas và các lực lượng dân quân khác ở Gaza, với tốc độ hoạt động chống lại một lực lượng gồm 25.000-40.000 người chậm hơn nhiều so với dự kiến, và phải chịu thương vong nặng nề nhất trong số các cuộc xung đột trong thế kỷ 21 liên quan đến Israel cho đến nay.

Iran cũng có kinh nghiệm chiến đấu đáng kể. Cuộc Cách mạng Hồi giáo năm 1979 được hình thành trong cuộc xung đột tàn khốc với Iraq kéo dài gần hết thập niên 1980, trong đó có tới 600.000 binh sỹ Iran và 500.000 quân Iraq và hơn 100.000 dân thường chủ yếu là người Iran đã thiệt mạng. Trong nhiều thập kỷ kể từ đó, quân đội Iran đã có được kinh nghiệm chiến đấu trong nhiều cuộc xung đột khác - từ các cuộc nổi dậy trong nước đến hỗ trợ tư vấn của IRGC cho Hezbollah chống lại Israel trong Chiến tranh Liban năm 2006, cũng như chính phủ Syria và Iraq trong cuộc chiến chống lại một loạt lực lượng thánh chiến được nước ngoài hậu thuẫn trong những năm 2010.

Sức mạnh phòng không

Iran vận hành nhiều loại tổ hợp phòng thủ tên lửa khác do địa phương phát triển, sử dụng nhiều loại tên lửa để xây dựng các lớp phòng thủ phía sau các hệ thống tầm xa nhất. Nhiều hệ thống phòng thủ tầm trung, bao gồm Arman, Sayyad chiến thuật và Khordad-15 có thể bảo vệ bầu trời Iran khỏi các mục tiêu ở phạm vi lên tới 200km (124 dặm) ở các độ cao khác nhau.

Arman, được ra mắt vào tháng 11 năm 2022, được gắn trên thùng xe tải quân sự và sẵn sàng triển khai trong vòng vài phút. Nó có hai phiên bản, sử dụng radar quét mảng điện tử chủ động hoặc thụ động – chính xác và khó gây nhiễu – và được thiết kế để chống lại vũ khí đạn đạo chiến thuật sử dụng trên chiến trường trong phạm vi dưới 300 km (186 dặm).

Nhiều hệ thống phòng thủ tên lửa của Iran có khả năng phóng thẳng đứng - mang lại sự linh hoạt và không gian rộng hơn - có nghĩa là chúng cũng có thể được triển khai t tàu chiến. Hồi cuối tháng 3, một quan chức quân sự cấp cao cho biết: Iran có kế hoạch ra mắt thêm hệ thống phòng thủ tên lửa trong năm nay.

Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo (IRGC) và quân đội Iran cũng sở hữu nhiều loại tên lửa đạn đạo và hành trình có tầm bắn lên tới 2.000 km (1.243 dặm), cùng với nhiều loại máy bay không người lái trinh sát và tấn công – một số trong số đó đã được sử dụng trong cuộc tấn công vào Israel hôm 13/4.

Bị ảnh hưởng bởi nhiều thập kỷ trừng phạt và cấm vận, năng lực phòng không của Iran vẫn gặp nhiều khó khăn. Iran hiện chủ yếu vận hành các máy bay chiến đấu Sukhoi và MiG của Nga có từ thời Liên Xô. Lực lượng không quân Iran cũng đang chế tạo máy bay phản lực của riêng mình, như Saeqeh và Kowsar, dựa trên thiết kế của Mỹ, nhưng chúng được cho là không sánh kịp với một số máy bay chiến đấu hàng đầu như F-35 mà Israel sử dụng rộng rãi.

Các cuộc đàm phán về việc bàn giao máy bay chiến đấu Su-35 do Nga sản xuất cho Iran đã kéo dài được một thời gian.

Các cuộc đàm phán về việc bàn giao máy bay chiến đấu Su-35 do Nga sản xuất cho Iran đã kéo dài được một thời gian. Nếu 20 chiếc máy bay này được giao hàng, thì có thể hồi sinh đáng kể lực lượng không quân Iran, nhưng nước này vẫn cần có các hệ thống phòng không mạnh mẽ.

Iran đang nỗ lực bù đắp cho đội máy bay chiến đấu nội địa đã cũ kỹ bằng các chương trình tên lửa đầy tham vọng. Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm xa nhất do Iran vận hành là Bavar-373 do Iran phát triển, được đưa vào sử dụng vào năm 2019 sau một thập kỷ phát triển và thử nghiệm. Vào tháng 11 năm 2022, các quan chức Iran đã trưng bày một chiếc Bavar-373 cải tiến mà họ cho biết có phạm vi phát hiện radar được cải thiện từ 350 km (217 dặm) lên 450 km (280 dặm) và hiện được trang bị tên lửa đất đối không Sayyad 4B tiên tiến.

Mẫu ban đầu của hệ thống phòng thủ Bavar-373.

Theo báo cáo, nó có thể khóa mục tiêu – bao gồm tên lửa đạn đạo tầm xa, máy bay không người lái và máy bay chiến đấu tàng hình – ở khoảng cách lên tới 400km, theo dõi 60 mục tiêu và tấn công sáu mục tiêu cùng một lúc, đồng thời bắn trúng ở cự ly lên tới 300km (186 dặm).

Truyền thông nhà nước Iran cho biết hệ thống này ở một số khía cạnh vượt trội so với hệ thống S-300 do Nga sản xuất và thậm chí có thể so sánh với các tổ hợp S-400 tiên tiến hơn, một trong những hệ thống tiên tiến nhất trên thế giới. Bavar-373 chưa từng tham chiến ngoài các cuộc tập trận quân sự ở Iran, nhưng các chuyên gia coi nó là một phần của một trong những mạng lưới phòng không dày đặc nhất thế giới.

Ngoài các hệ thống phòng thủ tên lửa Tor của Nga, Iran còn vận hành các hệ thống S-300. Tehran đã nhận được S-300 sau khi thực hiện thỏa thuận hạt nhân với các cường quốc thế giới vào năm 2016. Các hệ thống S-300 mà Liên Xô đưa vào hoạt động lần đầu tiên vào cuối những năm 1970, được thiết kế để bắn hạ máy bay, máy bay không người lái cũng như tên lửa đạn đạo và hành trình đang bay tới ở khoảng cách lên tới 150 km (93 dặm), trong khi Tor là hệ thống tầm thấp đến tầm trung, dùng để tấn công các mối đe dọa ở khoảng cách lên tới 16km (10 dặm).

Hệ thống phòng không cũ kỹ có thể khiến Iran dễ bị tổn thương nếu Thủ tướng Benjamin Netanyahu quyết định phớt lờ áp lực toàn cầu. Sự leo thang hơn nữa có thể buộc Iran dùng đến những vũ khí mạnh hơn từ kho vũ khí mà các nhà phân tích cho rằng bao gồm hơn 3.500 tên lửa và máy bay không người lái.

Chuẩn tướng DORON GAVISH- Cựu chỉ huy lực lượng phòng không Israel:

“Chúng tôi biết rằng mối đe dọa vẫn còn đó, người Iran có khả năng bắn vào tên lửa, máy bay không người lái và tên lửa hành trình của Israel và chúng tôi đang chuẩn bị cho điều đó trong một thời gian rất dài và chúng tôi đang hợp tác với CENTCOM (Bộ Tư lệnh Trung ương Mỹ) và liên minh xung quanh chúng tôi rất có ý nghĩa đối với việc bảo vệ Israel.”

Hệ thống phòng không nhiều lớp của Israel bao gồm các hệ thống Arrow tầm cao, David's Sling tầm trung và Iron Dome tầm ngắn đã chống lại hàng nghìn tên lửa bắn từ Gaza và Lebanon. Có thể được xem là phần nào hiện đại hơn so với hệ thống phòng thủ của Iran.

Israel vận hành một loạt hệ thống để ngăn chặn các cuộc tấn công từ mọi loại tên lửa đạn đạo. Hệ thống Vòm Sắt của Israel luôn trong trạng thái sẵn sàng bắt đầu cuộc tấn công quân sự ở Gaza để đáp trả các cuộc tấn công của Hamas vào ngày 7 tháng 10 bên trong lãnh thổ Israel. Theo Tổ chức phòng thủ tên lửa nước này (IMDO), Iron Dome là tầng dưới cùng của hệ thống phòng thủ tên lửa của Israel.

Có ít nhất 10 khẩu đội Mái vòm sắt ở Israel, mỗi khẩu đội được trang bị radar phát hiện tên lửa.

Có ít nhất 10 khẩu đội Mái vòm sắt ở Israel, mỗi khẩu đội được trang bị radar phát hiện tên lửa, sau đó sử dụng hệ thống chỉ huy và kiểm soát để nhanh chóng tính toán xem một quả đạn đang bay tới có gây ra mối đe dọa không. Nếu tên lửa gây ra mối đe dọa, Iron Dome sẽ bắn tên lửa từ mặt đất để tiêu diệt nó trên không.

 Theo IMDO, bậc thang tiếp theo trong thang phòng thủ tên lửa là David's Sling, giúp bảo vệ chống lại các mối đe dọa tầm ngắn và tầm trung. David's Sling, một dự án chung giữa Hệ thống phòng thủ tiên tiến Rafael của Israel và tập đoàn quốc phòng khổng lồ Raytheon của Mỹ, tiêu diệt các mục tiêu ở khoảng cách xa tới 431km, theo Trung tâm Nghiên cứu các mối đe dọa tên lửa thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS).

Phía trên David's Sling là các hệ thống Arrow 2 và Arrow 3 của Israel, do Mỹ hợp tác phát triển.

Phía trên David's Sling là các hệ thống Arrow 2 và Arrow 3 của Israel, do Mỹ hợp tác phát triển. Israel cũng có máy bay chiến đấu hiện đại, bao gồm cả máy bay tàng hình F-35I mà trước đây nước này từng bắn hạ máy bay không người lái và tên lửa hành trình.

Tuy nhiên, nếu quyết định tấn công trả đũa thì cái giá mà Israel phải trả cũng không hề rẻ.

Ngoài những tổn thất về ngoại giao, thì còn là chi phí quân sự. Mặc dù các quan chức Israel không đưa ra thông tin chi tiết, nhưng theo tính toán của một số nhà phân tích, chi phí tấn công của Iran có thể lên tới 80 triệu đến 100 triệu USD - nhưng Israel và các đồng minh của họ phải trả khoảng 1 tỷ USD. Quốc hội Mỹ hiện đang tranh cãi nảy lửa về gói viện trợ bổ sung cho hệ thống phòng không của Israel.

Đồng Minh

Nếu cuộc khủng hoảng giữa Iran và Israel trở nên nóng bỏng, các đồng minh của cả hai bên khó có thể ngồi yên.

Đồng minh và nhà tài trợ hàng đầu của Israel là Mỹ - nước có hàng loạt căn cứ quân sự lớn bao quanh Iran ở Vịnh Ba Tư và Ả-rập, cùng các căn cứ khác ở Iraq, Jordan, Syria và Thổ Nhĩ Kỳ. Sự hiện diện của Mỹ trong khu vực bao gồm cả Hạm đội 5 hùng mạnh, bao gồm một nhóm tàu sân bay tấn công được triển khai ở tiền phương, các lực lượng viễn chinh, hậu cần, khai thác/rà phá bom mìn, tàu ngầm và trinh sát. Mỹ đã nhiều lần sử dụng Hạm đội 5 trong các cuộc xung đột ở Trung Đông và Afghanistan trong suốt hai thập kỷ qua.

Về phần mình, Iran có một loạt các đồng minh nhà nước và phi nhà nước trên khắp khu vực được gọi là 'Trục kháng chiến', bao gồm Syria, lực lượng dân quân Lực lượng Huy động Nhân dân của Iraq (chính thức là một phần của lực lượng an ninh Iraq), lực lượng dân quân Hezbollah hùng mạnh của Liban, và, theo một số nguồn tin, cả lực lượng Houthi thiện chiến ở Yemen.

Iran cũng có một số đồng minh hùng mạnh là Nga và Trung Quốc. Ngay cả khi không trực tiếp tham gia vào các cuộc chiến, Moscow và Bắc Kinh có khả năng sẽ cố gắng hết sức tại các diễn đàn như Liên Hợp Quốc, và ở cấp khu vực và song phương trong khối BRICS+ và với các đối tác của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, để giải quyết xung đột càng sớm càng tốt và có thể trừng phạt những kẻ gây chiến bằng các biện pháp kinh tế, ngoại giao, v.v…

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngày 23/11, quân đội Israel đã thực hiện cuộc không kích vào trung tâm Thủ đô Beirut của Liban, làm sập một tòa nhà chung cư, khiến ít nhất 4 người thiệt mạng và nhiều người dân hoảng loạn.

Theo hãng tin Tass, Bộ Quốc phòng Nga ngày 23/11 cho biết, các đơn vị Nga đã tiêu diệt một chiếc MiG-29 của Ukraine đang đồn trú trên mặt đất. Ngoài ra, các hệ thống phòng không của Nga đã hạ gục ba quả bom Hammer, 8 quả tên lửa HIMARS và 59 máy bay không người lái cánh cố định trong 24 giờ qua.

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nhấn mạnh, cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo siêu vượt âm mới vào Ukraine chính là thông điệp gửi tới phương Tây trước những hành động gây hấn vừa qua.

Trong bối cảnh đàm phán ngừng bắn chưa có thêm tiến triển mới, hôm 22/11, quân đội Israel và lực lượng Hezbollah ở Liban tiếp tục đẩy mạnh các cuộc tấn công ác liệt nhằm vào nhau.

Chủ tịch Duma quốc gia, tức Hạ viện Nga cảnh báo, Nga sẽ đáp trả mạnh hơn trước các cuộc tấn công bằng tên lửa tầm xa vào lãnh thổ Nga.

Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Ukraine sẽ tổ chức các cuộc đàm phán khẩn cấp vào ngày 26/11 tới, sau khi Nga sử dụng tên lửa siêu thanh Oreshnik để tập kích một mục tiêu quân sự của Ukraine tại thành phố Dnipro.