Văn nghệ thiếu nhi (ngày 25/03/2023)

Quý vị và các em thân mến. Cung Thiếu nhi Hà Nội là nơi sinh hoạt văn hóa nghệ thuật của thiếu nhi Thủ đô. Nhưng không phải ai cũng biết, nơi đây còn là địa chỉ lịch sử, khi vào năm 1946, Bác Hồ đã ký Hiệp định sơ bộ Việt - Pháp. Kỷ niệm 77 năm sự kiện lịch sử này, mời quý vị và các em cùng đến thăm nơi đã ghi lại dấu ấn vàng son trong lịch sử dân tộc.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thiếu sân chơi cho trẻ, đặc biệt trong dịp hè, là tình trạng nhức nhối ở các thành phố lớn. Để giải quyết bài toán này, nhiều quận huyện ở Hà Nội đã chung tay tổ chức nhiều hoạt động hè bổ ích tại các khu dân cư cho trẻ em. Nhờ sự đa dạng về cả lĩnh vực văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí, đã thu hút sự tham gia đông đảo của thiếu nhi trên địa bàn.

Bữa cơm đạm bạc ngày xưa của gia đình chỉ có canh rau muống, cà dầm tương dân dã mà khiến ai đó luôn đau đáu nhớ thương. Nghe những lời tâm sự này mà tác giả Hoàng Phi rưng rưng nhớ về mái nhà thân thương với cây khế sau nhà. Mời các em cùng nghe câu truyện này trong chương trình ‘Văn nghệ thiếu nhi’ ngày hôm nay.

Sau lần thả hồn rong chơi nơi phố cổ Hội An đã gợi nhớ lại tuổi thơ êm đẹp của tác giả Mai Phương với những con tò he đáng yêu. Mời các em cùng nghe về câu truyện đó trong chương trình ‘Văn nghệ thiếu nhi’ ngày hôm nay.

Nếu như ở lĩnh vực điện ảnh, phần lớn phim chiếu rạp cho thiếu nhi đều là hàng nhập khẩu, thì lĩnh vực sân khấu tự hào với những tác phẩm do chính những nghệ sĩ Việt sáng tạo và thể hiện. Vì vậy, mùa diễn hè cho thiếu nhi luôn được các đơn vị nghệ thuật chú trọng và đầu tư sáng tạo nhằm thu hút các em đến với sân khấu và có nhiều niềm vui, sân chơi bổ ích.

Thay vì trưng bày hiện vật lịch sử để các em học sinh tới thăm quan, chiêm ngưỡng những giá trị lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc, tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa đã thay đổi việc trưng bày truyền thống bằng việc tái hiện ‘Truyền thuyết nỏ thần của An Dương Vương” bằng trường bắn để du khách nhỏ tuổi có thể trải nghiệm trò chơi bắn nỏ. Điều này khiến cho cộng đồng, đặc biệt là các em học sinh tới đây thăm quan rất thích thú.

Suốt gần 40 năm qua, nhạc sĩ Trần Viết Bính, tác giả của bài hát ‘Hạt gạo làng ta’ phổ thơ Trần Đăng Khoa cứ lặng lẽ, miệt mài, say mê nghiên cứu dân ca của các dân tộc thiểu số ở Đồng Nai và các tỉnh lân cận. Dù không có bất kỳ chi phí nào, nhưng thành quả ngọt ngào cho đến nay, ông đã sưu tầm được gần 200 bản dân ca của 5 tộc người: Mạ, Chơ Ro, S'tiêng, K'Ho, Chăm Islam.