Cần gì để các ban nhạc Việt có sức sống?
Việc các ban, nhóm nhạc ở Việt Nam xuất hiện, may mắn thì tạo được hit đình đám, rồi tan rã đã không còn là chuyện hiếm. Một số cái tên nổi tiếng không còn hoạt động gây nhiều tiếc nuối cho khán giả, có thể kể tới như: Lộn xộn band – Quán quân Sing My Song mùa 2 có ca khúc từng viral trên MXH “Người yêu tôi không có gì để mặc”; hay Cá hồi hoang mới tổ chức concert kết thúc 10 năm ca hát hồi tháng 6.
Các nhóm nhạc khác như Limebócx, Những đứa trẻ… đã thành lập nhiều năm nhưng vẫn còn là cái tên khá xa lạ với đa số khán giả.
Một trong những khó khăn mà hầu hết các ban nhạc trẻ hiện nay đang gặp phải, đó là làm thế nào để thể hiện màu sắc và cá tính âm nhạc riêng biệt nhưng vẫn thu hút được công chúng yêu nhạc, bởi hầu hết các ban nhạc từ đình đám cho đến mới nổi đều hình thành dưới dạng tự phát, chưa có định hướng rõ ràng về phong cách và hướng đi.
Một điểm nữa khiến các ban nhạc hiện nay chưa có cơ hội “lên ngôi” là thiếu các sân chơi âm nhạc chuyên nghiệp. Các sân chơi ra đời để hỗ trợ các tài năng trẻ nhưng sau đó lại rơi vào tình thế rã đám.
Sân chơi âm nhạc dành cho các nhóm nhạc trẻ tại Việt Nam còn khá hiếm. Thông qua các sân chơi là cơ hội để các nhà sản xuất tìm thấy các nhóm nhạc trẻ để định hướng và phát triển lên. Tôi vẫn mong các ban nhạc trẻ ở Việt Nam nên tìm đến một công ty quản lý, như thế thì con đường đi của các bạn sẽ dài hơn.
Cuối tuần qua, chung kết cuộc thi Band Đấu – một sân chơi phát triển tài năng các ban nhạc học sinh, sinh viên đã diễn ra tại Hà Nội. Đêm thi đã chứng kiến sự bùng nổ của nhiều cá tính âm nhạc đến từ 6 band. Trải qua 3 vòng thi, các ban nhạc được luyện tập kỹ lưỡng, đồng thời tham gia buổi chỉ dẫn và góp ý từ dàn Ban cố vấn giàu chuyên môn.
3 nhóm nhạc đoạt giải cao nhất của cuộc thi lần lượt là Khật, 502 Ocean, Lý Đôi, được trao nhiều cơ hội trong việc sáng tác, thu âm và phát hành nhạc.
Không chỉ dừng lại ở một cuộc thi, Band Đấu là cơ hội cho các ban nhạc trẻ thuộc thế hệ 2000s khẳng định bản lĩnh và chất riêng. Đây cũng là cơ hội để cổ vũ các ban nhạc trẻ được tiếp cận nhiều hơn với khán giả, đồng thời tìm ra những nhân tố mới trong cộng đồng Indie Việt, tôn vinh những chất liệu âm nhạc đa dạng và nguyên bản.
Chương trình "Khúc quân hành vang mãi non sông" do Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội tổ chức sẽ diễn ra vào tối 22/12 tại Khu di tích Hoàng thành Thăng Long. Đây là một sự kiện nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
Chiều 22/12, buổi tổng duyệt cho chương trình “Khúc quân hành vang mãi non sông” đã diễn ra tại sân Đoan môn – Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long.
Trong đĩa than “Như gió heo may”, các bài hát được sắp xếp nhằm diễn tả hành trình của người nghệ sĩ, ít nhiều gắn với những trải nghiệm thực tế của chính ca sĩ Tuấn Hiệp.
Để tôn vinh những chiến công hiển hách và sự hy sinh anh dũng của Quân đội nhân dân Việt Nam trong hành trình 80 năm vừa qua, tối ngày 22/12, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội sẽ tổ chức Chương trình chính luận nghệ thuật chính luận mang tên “Khúc quân hành vang mãi non sông” tại Khu di tích Hoàng thành Thăng Long.
Trải qua vòng Bán kết tranh tài gay gấn giữa các giọng ca trẻ đầy triển vọng, cùng những màn biểu diễn được đầu tư công phu, Ban tổ chức Cuộc thi "Tiếng hát Hà Nội 2024" đã lựa chọn được 16 thí sinh xuất sắc vào vòng Chung kết Cuộc thi năm nay.
Nhiều ngày qua, ê-kíp chương trình nghệ thuật chính luận đặc biệt “Khúc quân hành vang mãi non sông” và các nghệ sĩ đang có sự chuẩn bị kỹ lưỡng nhất, với mong muốn mang tới cho khán giả một đêm nhạc đầy hào hùng và cảm xúc vào tối ngày 22/12.
0