Cây xanh và lời giải ô nhiễm đô thị
Tết trồng cây đầu năm không chỉ tập trung ở vùng sâu, vùng xa mà cần được chú trọng ngay tại các thành phố lớn bởi đây chính là lời giải hữu hiệu cho bài toán ô nhiễm đô thị hiện nay. Hà Nội với bốn mùa xuân, hạ, thu, đông… nhưng dù ở bất kỳ mùa nào, những cung đường phủ đầy cây xanh cũng là điểm nhấn tạo nên sự thân thiện, tươi mới của Thủ đô.
Em Nguyễn Thảo Linh – Huyện Thanh Oai, Hà Nội chia sẻ: "Em không ở nội thành nhưng mỗi lần ra Hà Nội rất yêu thích con đường này, xung quanh nhiều cây mang lại cho mọi người cảm giác mát mẻ và bình yên."
Với những cung đường luôn là điểm nóng về giao thông như Phạm Văn Đồng, sau khi mở rộng, 1.500 cây xanh đã được trồng mới. Nơi đây giờ không chỉ là một trong những cung đường xanh mát nhất Thủ đô mà còn cải thiện môi trường, làm sạch bầu không khí đô thị vốn rất ô nhiễm.
Em Trịnh Quốc Thái – Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội cũng chia sẻ: "Quãng đường Phạm Văn Đồng bị quá tải, 7-8h sáng, 4-5h chiều nhưng mà do hàng cây xanh được trồng dày đặc nên khi đi qua đây thấy dễ chịu kể cả lưu lượng giao thông thì thấy đỡ hơn so với ngày trước."
Cây xanh giúp thanh lọc không khí, giảm thiểu ô nhiễm không phải chỉ là cảm nhận hay kinh nghiệm. Đó là điều các nhà khoa học đã chỉ ra trong các nghiên cứu.
GS.TSKH Nguyễn Ngọc Lung – Chuyên gia Lâm nghiệp cho biết: "Hấp thụ cacbonic để tạo thành ra vật chất, chính là thân thể cây xanh, cây xanh góp phần làm thức ăn, chất xúc tác hấp thụ cacbonic cho con người đỡ bị khí không duy trì sự sống. Về mặt vật lý, cây xanh làm giảm nhiệt độ trong lúc bức xạ mặt trời lớn, chính bản thân cây xanh trong quá trình hấp thụ làm giảm nhiệt độ xung quanh nó, giảm về hóa học, làm giảm cơ học… đang bão thành gió, gió thành đứng im… không những chất độc mà bụi của không khí, chống ồn thì cây xanh chống bụi, chống ồn, ngăn cản quá trình lưu thông của không khí."
Và đó cũng chính là lí do hiện nay, không gian sống xanh đã dần trở thành xu hướng tất yếu của cư dân thành thị.
Cây xanh vừa là tự nhiên vừa là nhân tạo, trở thành gạch nối giữa con người với tự nhiên, giữ gìn và mang lại sự hài hòa, nhân văn và thân thiện. Với mục tiêu năm 2024, Hà Nội sẽ trồng mới 200.000 - 250.000 cây xanh các loại, “tấm lá chắn” này được kỳ vọng sẽ tiếp tục trở thành điểm nhấn biểu tượng cho thành phố xanh, thành phố vì hòa bình.
Trong tương lai gần, việc chuyển đổi sang du lịch thông minh không chỉ đơn thuần là áp dụng công nghệ, mà còn đòi hỏi một sự thay đổi theo hướng tiếp cận kinh doanh lấy khách hàng làm trung tâm.
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia vừa đưa ra thông tin dự báo thời tiết ngày hôm nay (22/11), Thủ đô Hà Nội sẽ duy trì thời tiết không mưa, tuy nhiên nhiệt độ sẽ hạ thấp.
UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt "Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn thành phố". Lộ trình thực hiện đề án bắt đầu từ năm 2025, mục tiêu đến năm 2035 sẽ sử dụng 100% xe buýt điện.
Tình huống nguy hiểm trên xảy ra ngày 20/11 trên tuyến quốc lộ 6 đoạn qua huyện Mai Châu, Hòa Bình và được chính camera hành trình trên xe ô tô con bị nạn ghi lại.
Gần đây tại quận Thanh Xuân, câu chuyện về những chiếc barie dựng tại các ngõ nhỏ vào giờ cao điểm đã thu hút sự chú ý. Mục đích ban đầu là để kiểm soát lưu lượng giao thông, thế nhưng sự xuất hiện của chúng cũng đã gây ra rất nhiều tranh cãi từ những người đi lại thường xuyên qua đây.
Sáng nay, ngày 21/11/, Bộ Y tế và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đã khởi động dự án “Ứng dụng y tế từ xa nhằm tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam”.
0