Chợ Ngã Tư Sở xuống cấp

Chợ Ngã Tư Sở từng là trung tâm thương mại sầm uất của Thủ đô. Do còn vướng mắc trong quá trình cải tạo nên chợ ngày càng xuống cấp và gần như bị bỏ hoang.

Hơn 10 năm chưa được cải tạo, chợ Ngã Tư Sở ngày càng xuống cấp. Hầu hết các hạng mục đều đã hư hỏng. Đáng lo nhất là hệ thống cấp điện, nguy cơ chập cháy có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Bà Trần Thị Minh Lý, tiểu thương tại chợ Ngã Tư Sở, chia sẻ: ''Tôi bán hàng ở đây gần 30 năm, cơ sở vật chất đến thời điểm này quá là xuống cấp rồi. Hiện tại còn số lượng ít ỏi kinh doanh thôi. Mỗi lần nghe cháy nổ ở đâu là cứ thon thót luôn, lo lắm chứ, mưa bão đến rồi nguy cơ sụp đổ, cháy nổ''.

Một góc chợ Ngã Tư Sở.

Trong chợ, hàng loạt ki ốt cũ nát bị bỏ không. Buôn bán ế ẩm, nhiều tiểu thương đã dọn hàng hóa ra ngoài, bày bán ngay trên vỉa hè, dẫn đến sự lộn xộn, mất trật tự đô thị.

Bà Đỗ Thị Nhàn, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, cho biết: ''Mật độ dân cư ở khu vực rất là đông, hay mua tại chợ này. Mỗi tội bây giờ đang xuống cấp nên cũng hơi xập xệ. Người dân muốn có cửa hàng khang trang để mua sắm. Không hiểu sao rất lâu rồi chưa thấy đầu tư, tôi thấy rất là lãng phí''.

Ki ốt trong chợ Ngã Tư Sở phải dùng bạt che mưa.

Chợ Ngã Tư Sở có diện tích hơn 8.000m2, được xây dựng và đưa vào sử dụng từ năm 1987. Theo Ban quản lý, số lượng tiểu thương tại chợ khoảng 750 hộ, thế nhưng thực tế hiện nay chỉ còn chưa đến 200 hộ.

Các mặt hàng bán chạy trước đây giờ ế ẩm, vắng bóng khách mua hàng. Việc xây dựng và cải tạo chợ đang gặp vướng mắc.

Một khu đất đắc địa đang bị để hoang phí với hạ tầng xuống cấp.

Ông Đinh Xuân Hoàn, Phó Ban quản lý chợ Ngã Tư Sở, quận Đống Đa, Hà Nội, cho hay: ''Với chợ hạng một như Ngã Tư Sở, đầu tư công còn vướng mắc, phương án phù hợp cho phép là xã hội hóa.

Tuy nhiên, khi nghiên cứu cũng như đặc thù riêng vẫn còn trở ngại nên phạm vi đầu tư gặp nhiều khó khăn. Quận Đống Đa nhiều lần gửi văn bản kiến nghị lên Sở Công Thương''.

Chợ Ngã Tư Sở được UBND quận Đống Đa đăng ký trong Chương trình số 03 của Thành uỷ về chỉnh trang, phát triển đô thị và kinh tế đô thị. Nhưng khu đất đắc địa đang bị để hoang phí với hạ tầng xuống cấp.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đã kiểm tra, rà soát 95 trường học có ký hợp đồng cùng gần 300 đơn vị vận tải với số lượng hơn 1.500 phương tiện vận chuyển, đưa đón học sinh.

Sáng nay (21/10/2024), trước giờ khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng đại biểu Quốc hội đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Kể từ khi tham gia mạng lưới sáng tạo của Unesco, Hà Nội đã có nhiều chính sách và động thái hỗ trợ để các không gian sáng tạo phát triển. Hiện nay, Hà Nội có khoảng 60 không gian sáng tạo, trong đó có 7 không gian làm việc chung, 42 không gian văn hóa - nghệ thuật và một số các không gian sáng tạo khác.

Tại phố đi bộ đường Trần Nhân Tông (quận Hai Bà Trưng), gần 3.000 người cao tuổi cùng góp mặt trong buổi đồng diễn tại Ngày hội Văn hóa Thể thao người cao tuổi vì sự nghiệp xây dựng và phát triển Thủ đô năm 2024.

Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày phụ nữ Việt Nam 20/10, Hội LHPN Hà Nội đã tổ chức sự kiện Đồng diễn dân vũ tại 579 xã, phường thị trấn trên toàn thành phố. Sự kiện đã thu hút hơn 70.000 chị em hội viên phụ nữ tham gia và được xác lập kỷ lục Việt Nam với số lượng người tham gia biểu diễn dân vũ nhiều nhất Việt Nam.

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành văn bản thống nhất về nguyên tắc không công nhận kết quả đấu giá quyền sử dụng đất dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán tại khu đất 1,48 ha phường Cổ Nhuế 2 và phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.