Chuyện cuối năm: Con đường di sản

"Chuyện cuối năm Giáp Thìn” với chủ đề “Con đường di sản”, con đường đưa chúng ta trở về với không khí Tết truyền thống trên khắp mọi miền qua một hành trình đặc biệt, trên một chuyến tàu đặc biệt.Hành trình đưa ta trở về với những giá trị truyền thống mà cha ông truyền lại, những “viên ngọc quý” trong kho tàng di sản âm nhạc dân gian Việt Nam
Video Player is loading.
Current Time 0:00
Duration -:-
Loaded: 0%
Stream Type LIVE
Remaining Time -:-
1x

“Con đường di sản” được diễn ra tại Hoàng Thành Thăng Long với sự tham gia của nhiều phường hát, thể hiện ca khúc theo màu sắc âm hưởng dân gian đặc trưng vùng miền như: Chầu Văn, hát Chèo, hát Xẩm, ca trù, ca Huế, Quan Họ…

Cùng với đó là không khí đón Giao thừa ở các địa danh đặc biệt trên khắp đất nước như: làng cổ Cự Đà (Thanh Oai) - ngôi làng cổ nổi tiếng gắn với nghề làm miến sôi động nhất vào dịp Tết; phố cổ với những phong tục xưa còn lưu giữ lại của người Hà Nội; Đền Voi Phục - một trong “tứ trấn” của Thăng Long xưa với tục lệ cúng lễ chuẩn bị cho lễ Trừ Tịch… hay tục soạn sửa mâm cúng Giao thừa với nhiều nghi lễ của một gia đình truyền thống ở Huế; không khí chuẩn bị Giao thừa của người dân miền Tây Nam Bộ… Mỗi nơi, khán giả sẽ cảm nhận được không khí Tết với những sắc thái khác nhau, nơi đậm chất truyền thống, nơi hiện đại, nơi đan xen giữa những nếp cũ và góc nhìn hiện đại.

Điểm đến cuối cùng sẽ là không khí đón năm mới ở Thủ đô với các địa điểm Mỹ Đình, bờ hồ Hoàn Kiếm, là khoảnh khắc Giao thừa thiêng liêng, giao hòa đất trời với những cảm xúc đặc biệt, hân hoan đón chào năm mới.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

0

Giữa những tòa chung cư cao tầng, công viên Nhật Bản là không gian có một không hai với cây xanh và cảnh quan, kiến trúc độc đáo, hấp dẫn bất cứ du khách nào khi bước chân đến.

Cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 60km, làng nghề Trạch Xá, huyện Ứng Hòa, từ lâu đã nổi tiếng với nghề may áo dài truyền thống.

Mỗi năm, vào những ngày đầu xuân, Lễ hội chùa Thánh Chúa lại được tổ chức với quy mô lớn, thu hút đông đảo du khách và người dân địa phương đến tham gia.

Hà Nội có hơn 1.500 lễ hội, trong đó phần lớn diễn ra vào dịp đầu năm. Năm nay, nhiều lễ hội có sáng tạo mới, kết hợp công nghệ trong công tác quản lý, tổ chức mang đến trải nghiệm hấp dẫn cho du khách.

Trong những năm qua, Hà Nội đã tiến hành cải tạo nhiều vườn hoa, công viên để vừa làm đẹp cảnh quan, vừa nâng cao chất lượng sống của người dân trong khu vực.

UBND tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức họp báo Lễ hội Cà phê Buôn Mê Thuột lần thứ 9, với chủ đề “Buôn Mê Thuột – Điểm đến của cà phê thế giới”, dự kiến thu hút hơn 200.000 du khách trong nước và quốc tế.