Doanh nghiệp bất động sản quay lại thị trường tăng hơn 40%

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tình hình hoạt động của doanh nghiệp bất động sản năm qua có dấu hiệu cải thiện so với 2023. Năm 2024 ghi nhận số lượng lớn doanh nghiệp hoạt động trở lại với hơn 3.200 đơn vị, tăng 42%.

Đà tăng số doanh nghiệp giải thể cũng đã chậm lại. Cụ thể, trong năm qua có gần 1.300 công ty kinh doanh bất động sản giải thể. Bình quân mỗi tháng, 107 doanh nghiệp ngành này phá sản, trong khi số lập mới giảm nhẹ 2,7%, gần 4.600 đơn vị.

Lý giải diễn biến trên, đại diện Bộ Xây dựng cho biết, thị trường bất động sản năm 2024 đã vượt qua "vùng đáy" từng ghi nhận trong 2023. Nguồn cung bất động sản sau thời gian dài hạn chế có dấu hiệu tăng trưởng. Riêng quý III/2024, 23 dự án với gần 12.000 sản phẩm được cấp phép, tăng 53% so cùng kỳ. Cả nước có hơn 900 dự án, khoảng 426.000 căn được xây dựng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành loạt quyết định phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2025 của các quận, huyện: Đống Đa, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Phúc Thọ, Phú Xuyên, Thường Tín, Ứng Hòa, Ba Vì.

Theo kế hoạch năm 2025, Thanh tra thành phố sẽ tập trung thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của Sở, ngành. Đặc biệt trong đó sẽ thanh tra việc cấp "sổ đỏ" và quản lý, sử dụng quỹ nhà tái định cư. Thời gian thanh tra dự kiến bắt đầu vào quý II/2025.

Sở hữu gần 100 mét vuông đất nằm ở khu vực trung tâm phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thế nhưng hơn hai chục năm nay, gia đình ông Lai Đức Phú vẫn phải sống trong căn nhà chật chội, xuống cấp trầm trọng chỉ vì đất nhà ông vướng vào dự án treo.

Để giải quyết hiệu quả tình trạng lãng phí trong các dự án đầu tư, xây dựng, cần có chế tài xử lý về hành vi gây lãng phí. Nhưng trước tiên phải làm rõ nguyên nhân của lãng phí, chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức cá nhân có liên quan.

UBND thành phố vừa ban hành quyết định phê duyệt chương trình phát triển đô thị Thủ đô giai đoạn đến năm 2035. Theo đó, tính sơ bộ tổng số vốn đầu tư phát triển tối thiểu đến năm 2035 là gần 3 triệu tỷ đồng.

Những chế tài để xử lý dự án chậm triển khai, dự án chưa triển khai (thường gọi là dự án treo) đã được quy định khá đầy đủ. Đặc biệt, Luật Đất đai 2024 quy định rất chi tiết, chặt chẽ để ngăn chặn và xử lý nghiêm tình trạng này.