Doanh nghiệp dệt may hưởng lợi từ đơn hàng chuyển dịch
Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) vừa công bố tình hình kinh doanh 9 tháng đầu năm 2024, ghi nhận doanh thu hợp nhất đạt 13.036 tỷ đồng, tăng 72,8% so với cùng kỳ năm trước.
Lợi nhuận trước thuế của Vinatex trong 9 tháng đầu năm 2024 ước đạt 490 tỷ đồng, tăng hơn 70%, trong khi kim ngạch xuất khẩu đạt 1.448 triệu USD, tương đương 107% so với năm 2023.
Thu nhập bình quân của người lao động đạt 10,13 triệu đồng/tháng, cao hơn 7,5% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, Vinatex cũng cảnh báo rằng từ năm 2025, thị trường sẽ trở lại theo năng lực cạnh tranh của từng quốc gia, vì vậy doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần phát triển các chiến lược riêng để gia tăng vị thế trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Ngành dệt may hiện vẫn phụ thuộc lớn vào nhập khẩu, khi sản xuất nội địa chỉ đáp ứng 25% nhu cầu vải.
Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba hôm 5/10 đã chỉ thị cho nội các mới khởi động soạn thảo các biện pháp kinh tế, trong đó tập trung ưu tiên các gói giải pháp nhằm giảm bớt gánh nặng tiêu dùng và hỗ trợ vùng thiên tai.
Nhờ báo cáo việc làm của Mỹ mạnh hơn dự kiến, đồng Bitcoin hôm 5/10 đã vượt mức 62.000 USD/Bitcoin và tiếp tục giữ giá quanh mốc này trong phiên giao dịch sáng 6/10.
Theo Tổng cục Thống kê, tổng thu ngân sách Nhà nước tháng 9 ước đạt 94.300 tỷ đồng; tổng thu 9 tháng đạt 1.448 triệu tỷ đồng, tổng chi đạt 1.256 triệu tỷ đồng.
Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,58%, đóng góp 4,08% vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế. Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 9,11%, đóng góp 48,88%.
Sau nhiều khó khăn, thách thức bủa vây thời gian qua, lại phải chịu thêm thiệt hại do bão số 3 gây ra, cộng đồng doanh nghiệp ở Hà Nội và các tỉnh phía Bắc đang rất cần những chính sách hỗ trợ thiết thực.
Theo số liệu từ Cục Hàng hải Việt Nam, tổng khối lượng hàng hoá thông qua các cảng biển trên cả nước trong 9 tháng qua ước đạt hơn 640 triệu tấn - tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái.
0