Giao thông Hà Nội phát triển đồng bộ và hiện đại

Những năm qua, với sự quan tâm của Chính phủ cùng những nỗ lực vượt bậc của nhân dân, các cấp chính quyền thành phố, Hà Nội đã xây dựng được một hệ thống hạ tầng giao thông hiện đại, đa dạng, xứng tầm với vị thế trung tâm chính trị, kinh tế - xã hội của cả nước.

Khởi công từ tháng 1/2021, đến cuối tháng 8 năm nay, dự án xây dựng cầu Vĩnh Tuy 2 với tổng mức đầu tư trên 2.500 tỷ đồng đã chính thức được đưa vào hoạt động, trở thành cây cầu có mặt cắt ngang lớn nhất Hà Nội, giảm tải cho cầu Vĩnh Tuy 1 vốn thường xuyên ùn tắc, tăng cường lưu thông giữa hai bên bờ sông Hồng. 

"Khi chưa có cầu thì đây là điểm đen giao thông trên địa bàn. Không ngày nào là không ùn tắc. Giờ thông thoáng lắm rồi", ông Dương Văn Hùng, phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng phấn khỏi nói.

Còn ông Lê Văn Hòa, phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng thì cho rằng, với cây cầu Vĩnh Tuy 2 này thì bà con bên kia cầu và các địa phương lân cận Hà Nội vận chuyển nông lâm sản về Thủ đô nhanh chóng, đảm bảo thời gian và lưu thông thuận tiện.                      

Ngã Tư Sở vốn là “điểm nóng” tắc đường gây ra nhiều bức xúc cho người dân khi lưu thông qua nút giao này. Sau khi toàn tuyến đường Vành đai 2 được đưa vào khai thác, người dân vui mừng khi tình trạng tắc đường có sự chuyển biến tích cực.  

6 phút một chuyến tàu, chỉ cần quẹt thẻ tự động vào cửa, tích hợp thanh toán tự động nhanh chóng... Mỗi ngày, tàu điện trên cao Cát Linh – Hà Đông vận chuyển 34.000 – 35.000 lượt hành khách, trở thành phương tiện di chuyển quen thuộc, tiện lợi của nhiều người dân ở Thủ đô. Tuyến đường sắt đô thị này đã  chứng minh được ưu thế của phương thức vận tải nhanh, khối lượng lớn, kỳ vọng trở thành “xương sống” cho vận tải hành khách công cộng trong tương lai. 

Ông Nguyễn Văn Ngọc - Phó TGĐ Công ty TNHH MTV đường sắt đô thị chia sẻ: 'Rất vui là hành khách đã dần hình thành thói quen sủ dụng các phương tiện giao thông công cộng, trong đó có đường sắt đô thị trên cao.'

Hà Nội hiện đang tập trung triển khai dự án đường Vành đai 4 vùng thủ đô với tổng chiều dài 111km, đi qua Hà Nội, tỉnh Hưng Yên và tỉnh Bắc Ninh với tổng mức đầu tư hơn 85.000 tỷ đồng, để tạo động lực phát triển mới cho Thủ đô và các tỉnh lân cận.  Với đòn bẩy giao thông, Hà Nội đã trở thành một trong những địa phương thu hút đầu tư mạnh mẽ nhất cả nước, nền kinh tế phát triển toàn diện cả công - nông nghiệp, dịch vụ, du lịch, góp phần giải quyết tối đa các vấn đề tồn tại của đô thị, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.…

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 1286 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của TP Hà Nội giai đoạn 2023-2025, quy định việc sắp xếp 109 đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 56 đơn vị hành chính cấp xã mới tại 20 quận, huyện, thị xã.

Chiều nay, 21/11, Đài Hà Nội và Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị thành phố Hà Nội đã ký kết hợp tác tăng cường truyền thông về giao lưu văn hóa, hợp tác quốc tế và đối ngoại nhân dân trên Đài Hà Nội.

Trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế, sản phẩm trí tuệ nhân tạo do Cục Thuế thành phố Hà Nội nghiên cứu, phát triển đã được Tổng cục Thuế tổ chức ra mắt sáng nay, 21/11.

Sau 11 tháng triển khai, Hà Nội đã cơ bản hoàn thành 19 nhiệm vụ trọng tâm năm 2024 của Đề án 06 do Chính phủ giao. Thông tin được nêu tại Hội nghị giao ban thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của đề án 06 trên địa bàn thành phố Hà Nội, diễn ra chiều 21/11.

Hôm nay, 21/11, Thành ủy - HĐND – UBND - Ủy ban MTTQ TP Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

Sau 11 tháng triển khai, Hà Nội đã cơ bản hoàn thành 19 nhiệm vụ trọng tâm năm 2024 của Đề án 06 do Chính phủ giao.