Hà Nội: Bảo hiểm y tế cho người có HIV

Với bệnh nhân HIV/AIDS, điều trị ARV là điều trị thuốc kháng vi rút HIV cần liên tục và suốt đời. Hết năm 2018, nguồn viện trợ thuốc ARV điều trị miễn phí của các tổ chức quốc tế cho bệnh HIV tại Việt Nam đã kết thúc. Điều này tưởng chừng như ảnh hưởng đến việc điều trị của người bệnh. Nhưng, từ năm 2019, Quỹ bảo hiểm y tế đã trở thành “phao cứu sinh” cho những người nhiễm HIV.

Hơn 10 năm sống chung với HIV, hàng tháng, bệnh nhân này đều đến khoa truyền nhiễm - Bệnh viện đa khoa huyện Ba Vì để được bác sĩ tư vấn và lĩnh thuốc ARV. Hiện nay, bệnh viện này đã và đang điều trị cho 621 bệnh nhân HIV đều tham gia Bảo hiểm Y tế.

Bệnh nhân HIV xã Phong Vân - huyện Ba Vì cho biết: "Sức khỏe tôi đến bay giờ vẫn bình thường, ổn định, vẫn đi làm đều đặn. Tôi cũng mong những người bị bệnh như tôi cố gắng giữ sức khỏe của mình và được các bác sĩ thăm khám. Nếu như có bảo hiểm, việc điều trị HIV như tôi thuộc diện cận nghèo thì chi trả có 0,5% thôi. Hầu như không mất gì nhiều cả".

Bác sĩ CKI Phạm Hoàng Sơn - Trưởng khoa Truyền nhiễm - Bệnh viện đa khoa huyện Ba Vì cho biết: “Điều trị nội trú là điều kiện mà các bệnh nhân đều được hưởng, cũng đều được thanh toán bằng bảo hiểm cả. Với mục tiêu chấm dứt bệnh HIV/AIDS vào thời điểm 2030. Tôi khuyến cáo tất cả những người bệnh nghi ngờ hoặc có dấu hiệu bị phơi nhiễm thì nên đến bệnh viện khám để phát hiện sớm và điều trị kịp thời".

Tại 23 cơ sở điều trị HIV/AIDS của Hà Nội đang quản lý và điều trị ARV cho trên 13 nghìn bệnh nhân HIV/AIDS có thẻ Bảo hiểm Y tế. Các cơ sở điều trị của thành phố  đã tạo điều kiện thuận lợi cho người bệnh HIV/AIDS được khám, chữa bệnh kịp thời,  tránh kỳ thị với người có HIV, cũng như đảm bảo bí mật thông tin cá nhân cho người bệnh.

Bệnh nhân HIV phường Nghĩa Đô - Quận Cầu Giấy cho biết: “Hiệu quả điều trị của tôi từ trước tới nay rất tốt, khuyến cáo những ai có nguy cơ bị lây nhiễm thì nên đi xét nghiệm sớm để được điều trị sớm".

Thạc sĩ, bác sĩ Hoàng Xuân Huệ - Giám đốc Trung tâm y tế quận Nam Từ Liêm cho biết: “Ngoài điều trị HIV/AIDS, người bệnh còn được tầm soát chăm sóc sức khỏe toàn diện các bệnh lý khác như: tiểu đường, huyết áp,... khi có BHYT".

Những nỗ lực của các cơ sở điều trị trên đã làm giảm người bị nhiễm HIV trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên, số người nghiện cùng với các tệ nạn xã hội vẫn chưa giảm cũng là nguy cơ phát sinh bệnh nhân HIV mới trong cộng đồng nếu không được tư vấn, xét nghiệm và điều trị kịp thời.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Báo cáo của Ban Thực hiện chính sách Bảo hiểm y tế (BHYT), Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam cho thấy, tính đến hết tháng 10, tình hình sử dụng chi phí khám chữa bệnh BHYT toàn quốc tăng cao so với cùng kỳ năm 2023.

5h sau khi mổ một con lợn chết không rõ nguyên nhân, một người đàn ông đã phải nhập viện cấp cứu với triệu chứng sốt rét, đau bụng, nôn nhiều, sau đó chuyển sang tình trạng phù toàn thân, suy đa phủ tạng. Các bác sĩ chuẩn đoán bệnh nhân bị sốc nhiễm khuẩn do liên cầu lợn.

Hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2024 và Ngày Thế giới phòng, chống AIDS, Hội Liên hiệp phụ nữ Hà Nội vừa tổ chức chương trình truyền thông hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2024.

Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội đã tiếp nhận cuộc điện thoại thông báo một bệnh nhân cần cấp cứu tại sân tập pickleball (địa chỉ tại Cầu Giấy, Hà Nội) vào tối hôm qua 2/12.

Y học cổ truyền nước ta đã có từ hàng nghìn năm, nhưng chưa có sự phát triển xứng tầm. Với sự phát triển của công nghệ hiện đại, đặc biệt là công nghệ hóa sinh, nhiều chuyên gia đang kỳ vọng công nghệ sẽ giúp cho nền y học cổ được gìn giữ và lưu truyền.

Theo thống kê, mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 200.000 ca đột quỵ, trong đó tỷ lệ người trẻ mắc bệnh ngày càng gia tăng, chiếm từ 10 - 15% tổng số ca.