Hà Nội giữ chân doanh nghiệp FDI

Trong báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2024, thành phố Hà Nội thu hút 1.165,3 triệu USD vốn FDI (tăng 52% so với cùng kỳ năm 2023).

Theo đánh giá từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, sự gia tăng cả dòng vốn FDI đăng ký và thực hiện sẽ thúc đẩy hơn nữa các hoạt động trong nước. Tuy nhiên, vẫn còn không ít doanh nghiệp lớn đã đến Việt Nam khảo sát nhưng rồi lại chọn đầu tư tại quốc gia khác.

Với Thủ đô Hà Nội - nơi có hàng nghìn doanh nghiệp FDI đang hoạt động thì bài toán làm thế nào để giữ chân khối doanh nghiệp này cũng là vấn đề cấp thiết.

Hoạt động tại Việt Nam được gần 15 năm trong lĩnh vực kinh doanh bán lẻ, hoạt động chủ yếu tại Hà Nội và các thành phố lớn. Thế nhưng, khi càng mở rộng hoạt động những năm gần đây, Công ty TNHH AEON Việt Nam càng gặp khó khi tính cạnh tranh cao, nhiều thủ tục hành chính cản trở tiến độ và giá mặt bằng tại Thủ đô ngày càng “đắt đỏ”.

Doanh nghiệp đến từ Nhật Bản càng gặp khó khi tính cạnh tranh cao, nhiều thủ tục hành chính cản trở tiến độ và giá mặt bằng tại Thủ đô ngày càng “đắt đỏ”.

Ông Nishikawa Satoshi - Giám đốc cấp cao Công ty TNHH AEON Việt Nam cho biết: “Chúng tôi nhận thấy Hà Nội là một thành phố đang phát triển năng động với tiềm năng đầu tư lớn. Do vậy, chúng tôi hy vọng Hà Nội sẽ tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, tiếp tục đầu tư vào cơ sở hạ tầng và tăng cường quan hệ đối tác công tư.

Một mặt, nếu các thủ tục hành chính liên quan đến đăng ký kinh doanh và cấp phép cho các công ty FDI được đơn giản hóa hơn nữa, các doanh nghiệp sẽ có thể đóng góp cho sự phát triển nhanh hơn thông qua việc giảm thiểu rủi ro pháp lý và cải thiện tính minh bạch trong kinh doanh. Ngoài ra, chúng tôi cũng hy vọng cơ sở hạ tầng, giao thông, điện và cơ sở hạ tầng công cộng khác được cải thiện”.

Không phủ nhận thành phố Hà Nội có lợi thế cạnh tranh về môi trường đầu tư thông thoáng, chính trị ổn định, kinh tế - xã hội phát triển bền vững, nguồn nhân lực dồi dào, chất lượng cao, thị trường tiềm năng, dịch vụ đa dạng. Tuy nhiên, tốc độ thay đổi của chính sách đang dần bị bỏ xa với nhu cầu đầu tư của khối doanh nghiệp này.

Thành phố Hà Nội có lợi thế cạnh tranh về môi trường đầu tư thông thoáng, chính trị ổn định, kinh tế - xã hội phát triển bền vững.

Ông Hong Sun - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam cho biết: “Rất nhiều thủ tục hành chính đang đi hơi chậm lại, chúng tôi mong lãnh đạo thủ đô Hà Nội quan tâm, giải quyết vướng mắc khó khăn, thủ tục hành chính mà doanh nghiệp đang chờ đợi, một số hạn chế về đất khu công nghiệp, rất lâu rồi Hà Nội chưa có khu công nghiệp mới”.

Thành phố cần thành lập thêm các khu, cụm công nghiệp để tạo thuận lợi cho thu hút đầu tư nước ngoài.

Ngoài ra, cần hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng, viễn thông; hỗ trợ doanh nghiệp FDI về các hoạt động nghiên cứu, chuyển giao công nghệ cao; giải quyết nhanh chóng và thuận lợi các thủ tục hành chính về đầu tư và kinh doanh; các tranh chấp pháp lý nếu có.

Các chuyên gia đề xuất, thành phố cần thành lập thêm các khu, cụm công nghiệp để tạo thuận lợi cho thu hút đầu tư nước ngoài. Các khu công nghiệp mới đi vào hoạt động sẽ đóng góp lớn vào tăng trưởng sản xuất công nghiệp, nâng cao kim ngạch xuất khẩu và sức cạnh tranh của nền kinh tế Thủ đô. Đồng thời, tập trung làm tốt công tác giải phóng mặt bằng, kết hợp tăng tốc độ hoàn thiện hệ thống hạ tầng theo hướng đồng bộ, hiện đại.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hai tuyến tàu điện tại Hà Nội đã dừng chạy để đảm bảo an toàn. Các tuyến xe buýt cũng đã dừng chạy.

Tính đến 15h chiều 7/9, đã có gần 540 cây xanh ở Hà Nội bị đổ, gãy do ảnh hưởng của bão số 3. Các cán bộ, công nhân Công ty Công viên cây xanh đã và đang nhanh chóng xử lý tại hiện trường.

Từ 20 giờ tối 7/9, bão số 3 đã ảnh hưởng trực tiếp đến Hà Nội, khoảng một tiếng sau đó tâm bão quét qua khu vực phía Bắc nội thành Hà Nội bao gồm các huyện Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh.

Chiều 7/9, Ban Cán sự Đảng Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã có báo cáo Thường trực Thành ủy về công tác ứng phó bão số 3 (tính đến 16 giờ ngày 7/9).

Báo cáo nhanh của Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Hà Nội về cơn bão số 3 cho biết tính đến 16h chiều 7/9, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội phát sóng khoảng 213 tin bài, 2 bản tin Podcast thông tin về cơn bão số 3 trên các kênh phát thanh, truyền hình và các nền tảng số của Đài.

Nhiều quận, huyện ở Hà Nội đã đưa dân sống ở các khu chung cư, nhà xuống cấp, nguy hiểm đến nơi trú an toàn theo chỉ đạo của Thành ủy.