Hà Nội phấn đấu mục tiêu 35 học sinh/lớp

Theo quy định tại điều lệ trường học của Bộ GD&ĐT, mỗi lớp ở cấp tiểu học không quá 35 em. Tuy nhiên, với các quận đông dân cư, đảm bảo sĩ số này là mục tiêu xa vời.

Với sĩ số 55 học sinh, lớp 4A6 Trường Tiểu học Nguyễn Trãi, quận Hà Đông phải ghép hai dãy bàn thành một để có lối đi cho cả cô và trò.

Cô Nguyễn Diệu Linh, Trường Tiểu học Nguyễn Trãi, chia sẻ: “Giáo viên chúng tôi khá là vất vả, nhưng chúng tôi phải cố gắng để hoàn thành nhiệm vụ của mình. Chúng tôi vừa tìm hiểu bài cũng như tìm hiểu các con để nắm được tâm lý của các con. Thực ra cũng thiệt thòi một phần với các con, có thể sự quan tâm với các con của cô không thể bằng lớp 35 học sinh được”.

Trường Tiểu học Nguyễn Trãi có sĩ số trung bình từ 50-52 học sinh/lớp.

Trước áp lực sĩ số trung bình từ 50-52 học sinh/lớp, ngôi trường này đã phải nâng từ 2 lên 4 tầng, mở rộng diện tích từng lớp học nhằm đảm bảo không gian học tập cho học sinh. Tuy nhiên, vẫn không thể đưa sĩ số về dưới 50 em/lớp.

Với khoảng 2,3 triệu học sinh, Thủ đô Hà Nội có số lượng học sinh đông nhất cả nước. Ước tính, mỗi năm số học sinh lại tăng thêm khoảng 40-50 nghìn em. Chuyện quá tải, nhất là ở các khu vực nội đô, vì thế đã và đang là vấn đề nóng.

Con số 35 học sinh/lớp chỉ có thể trở thành “mục tiêu phấn đấu”. Thực tế cho thấy, để đủ phòng học, nhiều trường phải chia ca, học luân phiên mới đáp ứng được nhu cầu của học sinh trên địa bàn.

Thủ đô Hà Nội có số lượng học sinh đông nhất cả nước.

Bà Nguyễn Thị Kim Thu - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, cho hay: “35 học sinh /lớp là không thể thực hiện được. Phòng học thì không sinh ra được, số lớp đầu vào thì chúng tôi không chẵn được, nên lớp 5 ra bao nhiêu thì đầu vào bấy nhiêu. Chúng tôi rất mong làm thế nào có thêm trường lớp cho các cháu, để thực hiện đúng thông tư đề ra”.

Nhiều năm qua, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội kiên trì thực hiện chủ trương giảm sĩ số học sinh trong lớp và giảm số học sinh trái tuyến. Tuy nhiên, với số lượng học sinh gia tăng "chóng mặt" mỗi năm, đây vẫn là bài toán đòi hỏi nhiều nỗ lực của ngành giáo dục Thủ đô.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Là địa phương ghi nhận nhiều học sinh tử vong nhất trong các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại bởi đợt bão lũ vừa qua, Lao Cãi cùng là tỉnh có nhiều trường học bị phá hủy, hư hỏng nặng nề nhất. Dù ngành giáo dục Lao Cai đã khẩn trương, tích cực khắc phục, sửa chữa, dọn dẹp nhưng hiện vẫn có tới 77 trường học tại đây chưa thể đón học sinh, khôi phục việc dạy và học trở lại.

Năm 2025, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 sẽ tổ chức kỳ thi riêng và sử dụng kết quả kỳ thi này để xét tuyển đầu vào hệ đại học chính quy.

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tổ chức Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2024, được tổ chức từ ngày 1-7/10/2024, với chủ đề “Phát triển văn hóa đọc thúc đẩy học tập suốt đời”.

Khi nước bắt đầu rút ở quận Hoàn Kiếm, công tác khắc phục hậu quả, dọn dẹp vệ sinh trường lớp đang được diễn ra khẩn trương để chuẩn bị đón các em học sinh trở lại trường học.

UBND TP Hà Nội đề xuất mức thu học phí được xây dựng trên cơ sở định mức chi phí do cơ sở giáo dục xây dựng và ban hành; mức thu với hình thức học trực tuyến (online) bằng 75% học phí theo hình thức học trực tiếp.

Sáng 11/9, tại lễ khai giảng năm học mới 2024-2025, trường Đại học Thương mại đã phát động trong toàn trường ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão lũ.