Hồ nước ngọt lớn nhất El Salvador ngập trong rác

Với diện tích bề mặt lên tới 13.500 ha, hồ Suchitlan ở El Salvador đang bị bao phủ bởi một lượng lớn rác thải nhựa đổ về từ nhiều nguồn khác nhau, dù đây là một hồ chứa nước phục vụ cho một nhà máy thủy điện được UNESCO công nhận là vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế.

Chai nhựa, vỏ lon nước, những chiếc dép rách… trôi nổi, lấp kín một phần  mặt hồ Suchitlan. Hồ Suchitlan là một hồ nước nhân tạo được hình thành vào năm 1976, khi xây dựng Nhà máy thủy điện Cerron Grande. Đây cũng là hồ nước ngọt lớn nhất  El Salvador.

Hồ “Suchitlan” theo tiếng địa phương có nghĩa là “ Nơi có hoa”, là môi trường sống tự nhiên của nhiều loài động thực vật.  Chính vì thế hồ nước này là một trong những địa điểm du lịch hấp dẫn trong khu vực. Là một địa danh được bảo vệ nhưng hiện nay hồ nước ngọt này lại là một trong những vùng nước ô nhiễm nhất ở Trung Mỹ bởi rác thải nhựa. Cơ quan quản lý hồ đã triển khai hàng chục tình nguyện viên để làm sạch hồ. Một số người dân địa phương tham gia cũng đã tham gia trợ giúp. Tuy nhiên để làm sạch lòng hồ, nhóm tình nguyện sẽ phải  mất từ 3 đến 4 tháng.

Chị Miriam Lorena Recinos, tình nguyện viên dọn rác, nói: "Hầu hết người dân sống quanh hồ làm nghề đánh cá và chăn nuôi gia súc. Để đi từ nơi này đến nơi khác, họ phải đi bằng thuyền. Hồ đầy rác khiến họ đi lại rất khó khăn".

Với dân số 2.500 người, thị trấn Potonico, tỉnh Chalatenango, là nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi rác thải trong số các thị trấn ven hồ. Các nhà chức trách thị trấn Potonico cho biết nếu mỗi người dân ý thức được về hành động xả rác thì họ sẽ tránh được ảnh hưởng xấu về sức khỏe và sinh kế.

Chị Doraelsy Tobar, tình nguyện viên dọn rác, chia sẻ ở Potonico rất khó để tìm việc làm. Dọn sạch hồ sẽ mang lại cho người dân công ăn việc là và môi trường sống tốt hơn.

Còn anh Carlos Abarca, tình nguyên viên dọn rác, nói: "Các ngư dân cũng tham gia dọn rác cùng chúng tôi. Họ giúp chúng tôi  đưa rác lên bờ. Chúng tôi chịu trách nhiệm gom rác vào các túi lớn. Trung bình, mỗi ngày chúng tôi gom được 350 túi rác".

Rác thải trôi nổi trên hồ Suchitlan có nguồn gốc từ sông Lempa, chảy từ vùng cao nguyên Guatemala qua nước láng giềng Honduras trước khi đọng lại ở hồ chứa dưới chân đập thủy điện Cerron Grande lớn nhất của El Salvador. Rác thải chưa qua xử lý của thủ đô Salvador cũng bị cuốn trôi bởi sông Acelhuate trước khi dạt đến sông Lempa.

Theo dữ liệu của Bộ Môi trường El Savador, khoảng 1/5 lượng rác thải ra ở quốc gia Trung Mỹ nhỏ bé này không được xử lý đúng cách. Có nghĩa là khoảng 845 tấn rác thải trôi dạt hàng ngày vào sông, hồ và bãi biển. Theo các nhà môi trường, dọn dẹp rác thải nhựa cần được coi “là ưu tiên hàng đầu. Trên thực tế, chỉ có 30% chất thải nhựa trôi nổi trên mặt nước, phần còn lại chìm xuống đáy. Điều đó có nghĩa là những gì chúng ta nhìn thấy chỉ là phần nổi của tảng băng chìm.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngành công nghiệp bia ở Vương quốc Anh đang chứng kiến xu hướng ngày càng tăng của những đồ uống có nồng độ cồn thấp hoặc không cồn, đặc biệt là bia không cồn.

Ngày 22/11, Trung Quốc tuyên bố sẵn sàng đàm phán với Mỹ nhằm duy trì một mối quan hệ thương mại ổn định và phát triển bền vững, điều mà Bắc Kinh cho rằng sẽ có lợi cho cả hai quốc gia cũng như cộng đồng quốc tế.

Hơn 30 công ty Trung Quốc đã ký kết thỏa thuận để thúc đẩy hợp tác trong chuỗi công nghiệp năng lượng gió ngoài khơi, thông qua việc tăng cường quan hệ đối tác giữa các khu vực thượng nguồn và hạ nguồn, đồng thời khám phá các giải pháp phát triển sáng tạo chung.

Texas tiếp tục thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ với Tổng thống đắc cử Donald Trump khi đề xuất sử dụng 1.400 mẫu đất tại hạt Starr, gần biên giới Mỹ - Mexico để hỗ trợ kế hoạch trục xuất người nhập cư bất hợp pháp của ông.

Romania và Bulgaria có thể trở thành thành viên đầy đủ của Hiệp ước Schengen không biên giới ở châu Âu vào tháng 1/2025, theo thông báo từ Bộ trưởng Nội vụ Hungary. Quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra tại cuộc họp của các bộ trưởng nội vụ EU vào tháng 12 tới.

Hội đồng quản trị của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) với 35 thành viên đã thông qua một nghị quyết buộc Iran hợp tác hơn trong các vấn đề liên quan đến chương trình hạt nhân của nước này.