Kéo dài niên hạn sử dụng phương tiện giao thông đường sắt
Bộ Giao thông vận tải cho biết, việc kéo dài niên hạn sử dụng phương tiện giao thông đường sắt nhằm hỗ trợ Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và các doanh nghiệp vận tải đường sắt trong điều kiện khó khăn không có nguồn vốn đầu tư, tận dụng các phương tiện giao thông đường sắt sắp hết niên hạn sử dụng nhưng vẫn đảm bảo chất lượng, điều kiện khai thác an toàn.
Về thời gian kéo dài niên hạn sử dụng phương tiện giao thông đường sắt, Bộ GTVT cho biết, theo kế hoạch xây dựng dự thảo Luật Đường sắt (sửa đổi), tháng 10/2025 trình dự thảo để Quốc hội thông qua và dự kiến có hiệu lực thi hành vào đầu năm 2027. Hiện nay, Bộ GTVT đang hoàn thiện báo cáo tổng kết 5 năm thi hành Luật Đường sắt 2017, trong đó có định hướng sửa đổi quy định về niên hạn sử dụng phương tiện giao thông đường sắt. Vì vậy, thời gian đề xuất kéo dài niên hạn sử dụng phương tiện giao thông đường sắt đến 2030 khi Luật Đường sắt (sửa đổi) có hiệu lực thi hành được 3 năm để doanh nghiệp kinh doanh đường sắt có thời gian thích ứng với quy định mới.
Lễ hội Pháp và Cộng đồng Pháp ngữ 2025 đã khai mạc tại công viên Thống Nhất với nhiều món ăn nổi tiếng đến từ "Đất nước hình lục lăng" và Việt Nam.
Theo Tổ chức Lao động Quốc tế, Việt Nam có thời giờ làm việc cao nhưng nghỉ lễ, Tết theo quy định hiện hành 11 ngày là ở mức trung bình thấp.
Các doanh nghiệp Hà Nội có nhu cầu tuyển 120.000 lao động trong quý II năm 2025, theo dự báo của Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội.
Bộ trưởng Xây dựng yêu cầu nhà đầu tư nghiên cứu mở rộng tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ theo phương thức PPP để đáp ứng nhu cầu vận tải, giảm ùn tắc giao thông.
Nhiều quận, huyện ở Thủ đô chủ động triển khai lắp đặt hệ thống camera thông minh, kịp thời phát hiện và xử lý các vụ vi phạm, góp phần bảo đảm an ninh trật tự và ATGT.
Nhiều phương tiện xe đầu kéo, sơ mi rơ moóc đã bị từ chối kiểm định do các cơ sở đăng kiểm chưa sẵn sàng về điều kiện kiểm định hạng mục phanh đối với phương tiện quá khổ, quá tải.
0