Khuyến nghị tăng thuế thuốc lá để giảm tiêu thụ
Hiện tại Việt Nam áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá ở mức 75%, tính theo giá xuất xưởng. Tuy nhiên, tỉ lệ thuế so với giá bán lẻ hiện nay chỉ đạt từ 36,7% đến 38,8% - thấp hơn nhiều so với mức trung bình 59% của các nước có thu nhập trung bình. Thậm chí thấp hơn so với hầu hết các quốc gia trong khu vực ASEAN, như Thái Lan (81,3%), Indonesia (63,5%) và Malaysia (51,6%).
Bà Angela Pratt - Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam (WHO) cho biết: “Cần lưu ý là hiện nay ở Việt Nam, giá thuốc lá rất rẻ, cả khi so sánh ở khu vực ASEAN và trên phạm vi toàn thế giới. Hơn thế nữa, thuốc lá ở Việt Nam đã trở nên dễ mua hơn qua thời gian vì giá hầu như không tăng nhưng thu nhập của người dân thì tăng nhanh, khiến cho thuốc lá ngày càng rẻ và dễ mua. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo tăng thuế thuốc lá là biện pháp hiệu quả và tiết kiệm nhất để giảm tỷ lệ người hút thuốc. Vì sản phẩm sẽ trở nên khó chi trả hơn, khiến người tiêu dùng cảm thấy ít muốn tiêu thụ hơn”.
Để đảm bảo đạt được mục tiêu giảm tỉ lệ sử dụng thuốc lá theo chiến lược quốc gia về phòng chống tác hại thuốc lá tới năm 2030, Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị, cần bổ sung mức thuế tuyệt đối với sản phẩm thuốc lá ở mức ít nhất 5.000 đồng/bao vào năm 2026 và tăng dần đạt 15.000 đồng/bao vào năm 2030. Phương án này cũng kỳ vọng trở thành đòn bẩy kinh tế, giúp huy động thêm nguồn thu ngân sách để Chính phủ ưu tiên đầu tư vào các mục tiêu phát triển bền vững.
“Việc tăng mức thuế đối với các sản phẩm thuốc lá cũng là xu hướng quốc tế. Một ví dụ gần Việt Nam là Philippines, việc cải cách hệ thống thuế thuốc lá dẫn đến sự sụt giảm rất mạnh về tỉ lệ thuốc. Nó cũng tạo ra một nguồn thu nhập bổ sung rất đáng kể cho Chính phủ. Tạo ra một nguồn thu nhập bổ sung để đầu tư trở lại vào các ưu tiên phát triển, dù là y tế hay các mảng khác, tốt cho cả xã hội và tốt cho cả nền kinh tế nói chung”, bà Angela Pratt cho biết thêm.
Từ kinh nghiệm quốc tế, cải cách hệ thống thuế thuốc lá vừa hướng tới hiệu quả sức khỏe cộng đồng, vừa thúc đẩy nâng cao nguồn thu thuế. Bên cạnh thuốc lá, việc tăng thuế đối với các mặt hàng gây hại cho sức khỏe như đồ uống có cồn, nước ngọt... cũng chính là biện pháp phát triển kinh tế - xã hội lâu dài, góp phần làm nên một Việt Nam văn minh, hiện đại, tiến gần hơn đến mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045.
Chiều 2/12, tại Bà Rịa - Vũng Tàu, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ lần thứ năm với chủ đề "Tăng trưởng kinh tế 2 con số vùng Đông Nam Bộ năm 2025: Thách thức, cơ hội và giải pháp".
Cơ quan CSĐT Công an quận Long Biên đang xác minh đơn tố giác đối với Trịnh Ngọc Sơn (SN 1986, HKTT: phường Phúc Thành, TP Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình) có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Ngày 29/11, cán bộ Hải quan Cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội, phát hiện một người đàn ông cất giấu 3 mẫu vật nghi là sừng tê giác.
Khi thuốc lá điện tử bị cấm từ năm 2025 theo sự thống nhất của Quốc hội, người sản xuất, kinh doanh, sử dụng mặt hàng này có thể chịu xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Những ngày cuối năm, nhiều người dân có nhu cầu vay tiền. Lợi dụng tâm lý của khách hàng muốn vay nhanh, thủ tục thuận tiện, các đối tượng đã giả danh nhân viên ngân hàng, công ty tài chính đăng tải thông tin hỗ trợ vay tiền, giải ngân nhanh trên mạng xã hội để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa có văn bản gửi Bộ Công an đề nghị hỗ trợ ngăn ngừa thông tin giả mạo về xuất khẩu lao động.
0