Lối đi cho phim đề tài lịch sử tại Việt Nam

Trong khuôn khổ Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội 2024 (HANIFF VII), Hội thảo "Phát triển sản xuất phim đề tài lịch sử và chuyển thể tác phẩm văn học" đã thu hút sự tham gia của các nhà làm phim, chuyên gia và nhà phê bình điện ảnh trong và ngoài nước.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông nhấn mạnh về những điểm mới quan trọng trong Luật Điện ảnh 2022 tạo ra nhiều đột phá với việc cho phép mở rộng phạm vi đề tài và thể loại phim, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc đặt hàng sản xuất phim từ ngân sách Nhà nước.

Nhận định xu thế sáng tác của điện ảnh quốc tế và Việt Nam, Thứ trưởng cho rằng không chỉ điện ảnh Việt Nam, mà điện ảnh thế giới cũng luôn xem các tác phẩm văn học như một "mảnh đất màu mỡ" để khai thác. Tuy nhiên, theo Thứ trưởng, điện ảnh Việt Nam còn thiếu tác phẩm điện ảnh hay về đề tài lịch sử cũng là lý do làm cho nhiều người Việt hôm nay, nhất là giới trẻ, tìm đến phim về đề tài lịch sử (bao gồm phim dã sử, cổ trang) của nước ngoài hơn là phim về đề tài lịch sử của Việt Nam. Bởi thực tế, chính những bộ phim công phu, hấp dẫn được xây dựng từ chất liệu lịch sử của các nền điện ảnh nổi tiếng thế giới đã thu hút, kích thích người xem quan tâm, tìm hiểu lịch sử của những quốc gia này.

Hội thảo được chia làm hai phiên với sự tham gia của các chuyên gia, nhà văn, nhà sản xuất và các nhà làm phim nổi tiếng trong và ngoài nước. Hai chủ đề chính là: "Làm phim về đề tài lịch sử và chuyển thể từ tác phẩm: Thách thức và cơ hội" và "Kinh nghiệm quốc tế cùng các giải pháp chính sách để phát triển dòng phim này". Tại đây, các nhà làm phim, đạo diễn đã chia sẻ những thách thức đối với người làm phim đề tài lịch sử, chuyển thể từ tác phẩm văn học như việc làm sao để khán giả hiểu phim điện ảnh về lịch sử khác với phim tài liệu, không so sánh với kịch bản văn học và quyền sáng tạo một số chi tiết để tác phẩm điện ảnh thêm hấp dẫn.

Tại Việt Nam, đề tài điện ảnh lịch sử và chuyển thể từ văn học đang gặp không ít thử thách. Một trong những khó khăn lớn là sự cân bằng khi đảm bảo tính chính xác về lịch sử và những sáng tạo trong các tác phẩm thuộc thể loại này.

Buổi Hội thảo đã mang đến nhiều ý kiến thực tế và quý báu từ các chuyên gia trong và ngoài nước, mở ra những hi vọng thúc đẩy công nghiệp điện ảnh Việt Nam, đặc biệt ở lĩnh vực phim lịch sử và chuyển thể văn học.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Fashion show “Cội nguồn tinh hoa hội tụ” được tổ chức nhân dịp kỉ niệm 75 năm thành lập trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp, diễn ra tại Bảo tàng Hà Nội vào tối 12/11. Đây là dịp để các thế hệ gặp gỡ, kết nối, chia sẻ và tiếp tục phát triển giá trị thẩm mỹ trong thời trang Việt Nam

Grammy - giải thưởng âm nhạc danh giá nhất thế giới đã quay trở lại và công bố các đề cử cho mùa giải lần thứ 67. Tại đề cử Grammy lần này, có hai nghệ sĩ gốc Việt góp mặt trong danh sách.

Lễ bế mạc Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội (HANIFF 2024) đã khép lại vào tối 11/11, với nhiều giải thưởng được trao cho những bộ phim và cá nhân xuất sắc.

Thành công và hiệu ứng tích cực từ concert đầu tiên tổ chức tại TP. HCM đã khiến cơn sốt “săn vé” concert thứ hai "Anh trai vượt ngàn chông gai" liên tục tăng nhiệt.

Grammy 2025 đang gây chú ý khi công bố toàn bộ đề cử lễ trao giải năm nay. Bên cạnh một số nghệ sĩ quen thuộc như Beyoncé và Taylor Swift dẫn đầu đề cử, thì cũng có nhiều cái tên được kỳ vọng lại gây tiếc nuối khi vắng bóng tại Grammy 2025.

Nam diễn viên Song Jae Rim, được biết đến qua vai diễn truyền hình ăn khách “Mặt trăng ôm mặt trời” vừa đột ngột qua đời vào chiều 12/11. Thông tin trên đang khiến người hâm mộ châu Á vô cùng bàng hoàng.