Miền Nam châu Phi đối mặt nạn đói kỷ lục

Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) mới đây cho biết, hàng triệu người dân trên khắp miền Nam châu Phi đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng lương thực tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ, đồng thời cảnh báo khả năng cung cấp cứu trợ của tổ chức này có nguy cơ bị hạn chế do thiếu hụt ngân sách.

Trong bối cảnh hạn hán lịch sử, 5 quốc gia Lesotho, Malawi, Namibia, Zambia và Zimbabwe - đã tuyên bố tình trạng thảm họa và kêu gọi hỗ trợ nhân đạo quốc tế, trong khi Angola và Mozambique cũng bị ảnh hưởng nặng nề.

Người phát ngôn của WFP Tomson Phiri cho biết, hiện đã có khoảng 21 triệu trẻ em bị suy dinh dưỡng. Cơ quan này đang lên kế hoạch phân phối lương thực và trong một số trường hợp, hỗ trợ tiền mặt cho hơn 6,5 triệu người ở 7 quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề để trang trải cho thời kỳ khan hiếm lương thực cho đến vụ thu hoạch tiếp theo vào tháng 3 năm 2025. WFP cho biết họ chỉ nhận được khoảng 1/5 trong số 369 triệu USD (khoảng 9.200 tỷ đồng) mà họ tìm kiếm.

Ông Tomson Phiri, người phát ngôn của WFP cho rằng: "Các kế hoạch của chúng tôi hiện đang bị chững lại do thiếu hụt nguồn tài trợ lớn. Nếu chúng tôi không nhận được thêm nguồn lực, hàng triệu người sẽ có nguy cơ trải qua mùa đói kém tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ mà không có sự hỗ trợ".

Vào tháng 7, một quan chức Liên hợp quốc đã mô tả đây là đợt hạn hán tồi tệ nhất của khu vực này trong 100 năm. Hạn hán đã xóa sổ 70% vụ thu hoạch ở Zambia và 80% ở Zimbabwe. Hai quốc gia đang phải chịu tình trạng mất điện kéo dài do mực nước giảm tại Đập Kariba. Tại Namibia và Zimbabwe, chính quyền đã phải hy sinh động vật hoang dã, bao gồm cả voi, để cung cấp thịt cho cộng đồng đang khổ sở vì thiếu lương thực.

Cuộc khủng hoảng lương thực ở miền Nam châu Phi xảy ra vào thời điểm nhu cầu toàn cầu tăng cao, trong khi viện trợ nhân đạo cũng rất cần thiết ở Gaza, Sudan và những nơi khác.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Truyền thông Israel ngày 4/1 dẫn nguồn tin Mỹ cho biết Washington đang thúc đẩy thương vụ bán vũ khí khổng lồ trị giá 8 tỷ USD cho Tel Aviv.

Lực lượng phòng không Nga bắn hạ 8 tên lửa ATACMS do Mỹ sản xuất, quân đội Nga và Ukraine tiếp tục đẩy mạnh sử dụng máy bay không người lái nhằm vào các mục tiêu của đối phương, chính quyền Mỹ chuẩn bị công bố gói hỗ trợ quân sự mới dành cho Ukraine. Đó là những diễn biến nổi bật trong cuộc xung đột Nga-Ukraine ngày 4/1.

Tiêu thụ đồ uống có cồn là nguyên nhân dẫn đến khoảng 100.000 ca ung thư và 20.000 ca tử vong liên quan đến ung thư mỗi năm tại Mỹ. Đây là lý do khiến giới chức y tế nước này kêu gọi áp dụng nhãn dán cảnh báo đặc biệt trên đồ uống có cồn, nhằm thông báo về nguy cơ gây ung thư.

Ngày 4/1, Bộ Nội vụ Hàn Quốc cho biết, lực lượng cứu hộ nước này đã tìm thấy thi thể của toàn bộ 179 nạn nhân trong vụ tai nạn máy bay thảm khốc của Hãng hàng không Jeju Air.

Trong cuộc phỏng vấn được tờ Financial Times công bố ngày 4/1, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết, Washington bày tỏ lo ngại về việc Nga có thể đang cân nhắc sử dụng vũ khí hạt nhân.

Báo The National News của Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất ngày 3/1 dẫn các nguồn tin cho biết, các cuộc đàm phán về lệnh ngừng bắn ở Gaza và thả con tin giữa phong trào Hồi giáo Hamas và Israel đã đạt được tiến bộ đáng kể, sau khi cả hai bên đều điều chỉnh các điều kiện của họ.