Mỹ xem xét công nhận Crimea là của Nga
Theo Semafor, các cuộc thảo luận về tình trạng Crimea là một phần trong chiến lược rộng lớn hơn nhằm thúc đẩy chấm dứt chiến sự.
Hiện tại, Liên hợp quốc vẫn coi Crimea là lãnh thổ của Ukraine. Trong bối cảnh đàm phán hòa bình, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin dự kiến sẽ thảo luận về đề xuất ngừng bắn 30 ngày trong cuộc điện đàm sắp tới.
Ông Putin nhấn mạnh rằng bất kỳ thỏa thuận nào cũng phải giải quyết "nguyên nhân gốc rễ của cuộc khủng hoảng" và bày tỏ lo ngại rằng Ukraine có thể lợi dụng lệnh ngừng bắn để tái vũ trang. Nga khẳng định hòa bình lâu dài chỉ có thể đạt được nếu Ukraine từ bỏ tham vọng gia nhập NATO và công nhận Crimea cùng bốn khu vực khác là lãnh thổ của Nga.
Tuy nhiên, Tổng thống Ukraine Zelensky kiên quyết phản đối nhượng bộ lãnh thổ. Ông Trump đã chỉ trích Tổng thống Zelensky, cáo buộc ông không thực sự muốn hòa bình và không có đủ vị thế để đặt ra điều kiện đàm phán.
Người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ Brian Hughes nhấn mạnh rằng "không có cam kết nào được đưa ra" và Washington không đàm phán thông qua truyền thông. Crimea, nơi có đa số dân số là người Nga, đã bỏ phiếu gia nhập Nga vào năm 2014 sau cuộc chính biến ở Ukraine.


Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio và Đặc phái viên Steve Witkoff đã tham gia cuộc hội đàm cấp cao với các quan chức Ukraine và châu Âu tại Thủ đô Paris, Pháp, thảo luận về những nỗ lực tìm kiếm hòa bình trong cuộc xung đột kéo dài giữa Nga và Ukraine.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 17/4 cho biết, Ukraine và Mỹ có thể ký một thỏa thuận khoáng sản vào tuần tới.
Lực lượng Hamas vừa tuyên bố bác bỏ đề xuất ngừng bắn tạm thời của Israel, khẳng định chỉ chấp nhận một thỏa thuận toàn diện bao gồm chấm dứt chiến sự, trao đổi tù nhân và tái thiết Gaza.
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov hôm 17/4 đã có cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio, tập trung vào tình hình Ukraine và các nỗ lực ngoại giao đang diễn ra tại châu Âu.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 17/4 cho biết Trung Quốc đã chủ động liên lạc để nối lại các cuộc đàm phán thương mại sau khi Washington áp mức thuế nhập khẩu lên tới 145% đối với hàng hóa từ Trung Quốc.
5 năm sau đại dịch bệnh Covid-19 và qua quá trình đàm phán kéo dài 3 năm, dự thảo hiệp ước về phòng chống và ứng phó đại dịch bệnh đã được các nhà thương thảo của 194 quốc gia thành viên Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhất trí với nhau.
0