Nga tập kích xe tăng Ukraine tại khu vực Kursk
Động thái trên diễn ra vào thời điểm Nga đang tiến hành phản công ở tỉnh biên giới này nhằm chặn đà tiến của Kiev và giành lại lãnh thổ.
Quân đội Nga cho biết, chiếc xe tăng được cất giấu trong một khu rừng rậm và trang bị lưới chống máy bay không người lái. Ngay khi phát hiện mục tiêu, Nga đã sử dụng vũ khí dẫn đường tập kích và phá hủy phương tiện của Ukraine. Hình ảnh từ hiện trường cho thấy, vũ khí này đã lao thẳng vào xe tăng, khiến kho đạn dược của chiếc xe phát nổ, gây ra đám cháy lớn.
Mặc dù Bộ Quốc phòng Nga không nêu rõ đã sử dụng loại vũ khí nào để phá hủy xe tăng, nhưng một số nhà quan sát cho rằng, phương tiện có khả năng đã bị tấn công bằng máy bay không người lái tầm trung Orion có độ bền cao. UAV này dường như đã triển khai một tên lửa dẫn đường bằng laser Kh-BPLA, bắn trúng vào phía sau tháp pháo của xe tăng.
Nga được cho là đã triển khai tích cực UAV Orion chống lại lực lượng Ukraine ở khu vực Kursk. Mặc dù máy bay không người lái tầm trung được cả hai bên sử dụng rộng rãi vào đầu cuộc xung đột, nhưng sau đó chúng hoạt động kém hiệu quả, vì Nga và Ukraine đã bao phủ tiền tuyến bằng các hệ thống cảnh báo sớm và các hệ thống phòng không khác nhau.
Giảm khí thải từ phương tiện giao thông đã trở thành một nhiệm vụ cấp bách trên toàn cầu, trong bối cảnh biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng.
Hoạt động trong khu vực tư nhân của Mỹ tăng tốc khi các doanh nghiệp đặt kỳ vọng vào chính quyền mới sắp tới. Tuy nhiên, các doanh nghiệp nhỏ đang phải đối mặt với thách thức kép.
Quân đội Ukraine tuyên bố trên Telegram đã phá hủy hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga ở Kursk.
Theo nhật báo Wall Street Journal, sau cuộc tấn công tỉnh Bryansk bằng tên lửa tầm xa ATACMS do Mỹ cung cấp, quân đội Ukraine có thể nhắm mục tiêu vào tỉnh Rostov của Nga.
Hôm nay, 24/11, hàng triệu cử tri Romania đi bỏ phiếu bầu tổng thống vòng 1 để chọn ra người lãnh đạo quốc gia trong nhiệm kỳ 5 năm tới. 13 chính trị gia tham gia tranh cử để chọn ra 2 ứng cử viên có số phiếu cao nhất bước vào vòng 2, dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 8/12 tới.
Sau hai tuần đàm phán hỗn loạn và căng thẳng, đại diện gần 200 quốc gia đã thông qua hiệp ước tài chính gây tranh cãi vào sáng nay, tại Hội nghị Thượng đỉnh về khí hậu thường niên lần thứ 29 (COP29) ở Baku, Azerbaijan.
0