Nguy cơ hiệu ứng liên tiếp khi Argentina theo Mỹ rút khỏi WHO

Argentina ngày 5/2 thông báo sẽ rời khỏi tổ chức Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), sau hai tuần khi Mỹ rời khỏi tổ chức này. Động thái này có thể gây ra hiệu ứng liên tiếp ở các quốc gia đồng minh và thân cận với Mỹ.
Video Player is loading.
Current Time 0:00
Duration -:-
Loaded: 0%
Stream Type LIVE
Remaining Time -:-
1x

Theo người phát ngôn của Tổng thống Argentina, quyết định được đưa ra dựa trên những khác biệt sâu sắc về cách quản lý y tế giữa Argentina với WHO, đặc biệt trong thời kỳ đại dịch COVID-19.

Hiện tại, Tổng thống Argentina Javier Milei đã chỉ thị giới chức nước này phân tích những tác động pháp lý khi Argentina rút khỏi cơ quan y tế toàn cầu này. Việc mất thêm một quốc gia thành viên sẽ làm rạn nứt thêm sự hợp tác trong lĩnh vực y tế toàn cầu, mặc dù Argentina dự kiến chỉ cung cấp khoảng 8 triệu USD cho WHO trong ngân sách ước tính 6,9 tỷ USD của cơ quan này trong giai đoạn 2024-2025.

Nếu có thêm nhiều quốc gia rút lui khỏi WHO thì uy tín của tổ chức này với tư cách là cơ quan y tế toàn cầu duy nhất thực sự có thể bị ảnh hưởng. Động thái trên của Argentina nhiều khả năng sẽ mở ra một hiệu ứng liên tiếp ở các quốc gia đồng minh và thân cận với Mỹ, không chỉ rời khỏi WHO mà còn tiếp bước Tổng thống Donald Trump rút khỏi các tổ chức chương trình toàn cầu khác, mà trước mắt rất có thể là Thỏa thuận khí hậu Paris - một hiệp ước quốc tế nhằm mục tiêu cắt giảm khí nhà kính.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Lực lượng cứu hộ đang chạy đua với thời gian để tìm kiếm người sống sót tại khu vực tòa nhà 30 tầng bị sập ở thủ đô Bangkok khi khung thời gian quan trọng 72 giờ đang dần hết.

Lực lượng cứu hộ Myanmar hôm nay đã giải cứu thêm được một người còn sống ra khỏi đống đổ nát sau gần 40 giờ bị vùi lấp do trận động đất mạnh 7,7 độ.

Theo số liệu thống kê mới nhất, tính đến trưa ngày 30/3 theo giờ địa phương, số người chết trong trận động đất tại Myanmar đã lên tới hơn 1.700 người, 3.400 người bị thương và khoảng 300 người mất tích.

Trận động đất lịch sử xảy ra tại Myanmar là do các mảng kiến tạo Ấn Độ và Á-Âu cọ xát vào nhau gây ra một chuyển động được mô tả là "đứt gãy trượt ngang".

Chính quyền Myanmar cùng nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế đã nhanh chóng triển khai các biện pháp cứu trợ khẩn cấp nhằm hỗ trợ người dân vượt qua thảm họa động đất xảy ra ngày 28/3.

Chiếc máy bay một động cơ lao xuống khu dân cư vùng ngoại ô Brooklyn Park, Mỹ rồi nổ tung, khả năng không hành khách nào sống sót.