Nguy cơ tiềm ẩn TNGT đường sắt luôn hiện hữu

Nỗi lo mất ATGT đường sắt, vấn đề được đề cập rất nhiều trong thời gian qua. Vậy nguyên nhân do đâu. Người dân chủ quan, thiếu ý thức, ngành chức năng thiếu quan tâm hay còn một lý do nào đó... Ghi nhận tại quận Hoàng Mai và huyện Thanh Trì, TP Hà Nội.

Sinh sống ở đây nhiều năm, những người dân ở bên cạnh đường ray qua khu vực phường đã quá quen với cảnh lộn xộn và những vụ tai nạn thương tâm từng xảy ra.

Chứng kiến cảnh tượng ấy, dù muốn giúp đỡ mọi người khi qua đoạn giao cắt này, nhưng với một người dân bình thường không thể có một biện pháp hữu hiệu...

Anh Lê Thanh Hà, Ngọc Hồi, Huyện Thanh Trì, Tp Hà Nội chia sẻ: ''Ở đây đã xảy ra rất nhiều vụ tai nạn thương tâm, nhiều khi chứng kiến cũng không thể làm gì được. Người băng qua đường không để ý bị tàu đâm... đa phần là người lạ nơi khác đến...''

Nguy cơ tiềm ẩn TNGT đường sắt luôn hiện hữu

Hệ thống hộ lan bảo về lộ giới an toàn đường sắt khu vực này đoạn có, đoạn không và cũng chẳng ai biết lý do. Đơn vị quản lý không lắp đủ hay một ai đó đã tự ý tháo dỡ...

Mỗi đoạn bỏ không lại xuất hiện một đường ngang dân sinh, cái tiện lợi đi cùng với sự nguy hiểm sát cận... mạnh nhà nào nhà nấy đi, người kê gạch, người đổ bê tông cắt qua đường ray.

Hiện tượng này xuất hiện dọc cả tuyến đường. Lý do của hiện trạng này một phần là do không có đường gom, trước cửa mỗi nhà hướng ra đường sắt thì coi như sân nhà mình, thậm chí còn kẻ vạch là ranh giới.

Mỗi đoạn bỏ không lại xuất hiện một đường ngang dân sinh

Ông Trần Hữu Thọ, Xã Tứ Hiệp, Huyện Thanh Trì, Tp Hà Nội cho biết: ''Nguyện vọng của nhân dân chúng tôi là có một cái đường gom, để cho trẻ con, người già, người lớn đi trong cái đường gom ấy, đến một điểm nào đó thì rẽ ra tại điểm chung thì sẽ an toàn hơn...''

Tương lai có thể phải kiện toàn lại hệ thống đường sắt và nhất là đoạn trong thành phố và những nơi lưu lượng xe qua lại nhiều...

Ts Khương Kim Tạo, Nguyên Phó Chánh Văn Phòng Ủy Ban An Toàn Giao Thông Quốc Gia cho biết: ''Muốn tốt, trong tương lai có thể phải kiện toàn lại hệ thống đường sắt. Trước mắt phải kiện toàn những đoạn đường sắt trong thành phố và những nơi lưu lượng xe qua lại nhiều...''

Trước thực trạng này, hy vọng ngành chức năng sẽ đưa ra được câu trả lời chính xác và chính quyền địa phương có những giải pháp hữu hiệu, giải quyết được vấn đề cấp bách về an toàn giao thông tại đây...

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong vòng 24 giờ qua, từ 14 giờ ngày 18/9 đến 14 giờ ngày 19/9, các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi và Kon Tum đã hứng chịu mưa lớn với lượng mưa lên tới hàng trăm mm, gây nguy cơ ngập lụt diện rộng và nguy hiểm do lũ quét, sạt lở đất.

Chung tay với đồng bào cả nước khắc phục hậu quả nặng nề sau thiên tai, sáng nay 19/9, Phòng Cảnh sát giao thông - Công an thành phố Hà Nội đã tổ chức Lễ phát động ủng hộ đồng bào các tỉnh bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra.

Ngày 18/9, cán bộ, chiến sĩ tàu Cảnh sát Biển SB 6001, Vùng Cảnh sát Biển 2 đã tổ chức cứu hộ, lai dắt tàu cá cùng 12 thuyền viên về bờ an toàn.

Lúc 14 giờ 30 ngày 19/9, Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn Quốc gia cho biết, bão số 4 đã đổ bộ vào đất liền các tỉnh Quảng Bình - Quảng Trị. Sau khi vào đất liền, bão số 4 suy yếu nhanh chóng thành áp thấp nhiệt đới.

Theo dự báo, từ chiều 19/9, bão số 4 sẽ đổ bộ vào khu vực các tỉnh từ Quảng Bình - Thừa Thiên Huế với sức gió giật cấp 10. Hiện tại, Quảng Bình và Quảng trị đang mưa to, có khả năng gây ngập úng, sạt lở đất. Gió lớn quật đổ nhiều cây xanh trên các tuyến đường.

Vào lúc 14h ngày 18/9, tâm bão Soulik (báo số 4) đã đi vào khu vực giữa Quảng Bình và Quảng Trị với sức gió mạnh nhất đạt 74 km/h (cấp 8), gây mưa lớn và cô lập một số khu vực.