Nguy hiểm tiềm ẩn bãi tắm tự phát

Bất chấp biến báo "Nguy hiểm", "Cấm bơi lội", "Cấm tắm"....song cả người lớn và trẻ em vẫn vô tư tìm đến những hồ, ao trên địa bàn Thủ đô để 'giải nhiệt' trong những ngày oi bức. Lợi bất cập hại, hành động này có thể để lại những hậu quả khó lường.

Trong cái nắng gay gắt, nền nhiệt tăng cao, khoảng 40 độ C, nhiều người từ trẻ nhỏ, thanh niên đến người cao tuổi trên địa bàn thành phố Hà Nội đã đến hồ Hoàng Cầu, hồ Tây, hồ Linh Đàm để tắm mát giải nhiệt.

Do nhu cầu bơi lội, vui chơi dưới nước của người dân tăng cao, dẫn tới việc hình thành các bãi tắm tự phát. Tuy nhiên, khác với bãi tắm, khu bể bơi có người quản lý và hướng dẫn, những bãi tắm tự phát đều không đủ an toàn, thậm chí một số nơi nước sâu, nước xoáy, tiềm ẩn nhiều rủi ro, nguy hiểm.

Hồ Tây (thuộc phường Quảng An, quận Tây Hồ, TP Hà Nội) được biết đến là một hồ nước tự nhiên lớn nhất ở nội thành Hà Nội. Tại đây có nhiều bãi tắm tự phát được hình thành từ lâu. Những bãi tắm tự phát đều có bậc thang dẫn xuống hồ, không gian rộng, thoáng đãng, mát mẻ, mọi người tha hồ được bơi lội, không phải chen chúc như ở các bể bơi công cộng.

Theo ghi nhận vào những ngày nắng nóng gay gắt, tại khu vực hồ, khoảng từ 5 giờ 30 đến 6 giờ hay khoảng 17 giờ trở đi, rất đông người lớn và trẻ nhỏ đến đây bất chấp các biển cảnh báo "cấm tắm" hay "nguy hiểm cấm tắm."

Người dân đến đây tắm chủ yếu tự trang bị phao bơi bằng xốp, can nhựa..., nhưng cũng có rất nhiều cháu bé ra đây tắm không được trang bị áo phao hay bất cứ phương tiện bảo hộ an toàn nào. Còn tại các bậc thềm lên xuống, rong rêu bám khá nhiều và trơn nên dễ dẫn đến tình trạng trượt ngã, gây nguy hiểm.

Mặc dù chính quyền địa phương đặt một số biển “cấm tắm” để ngăn chặn tai nạn đuối nước đáng tiếc nhưng nhiều người vẫn “ngoảnh mặt làm ngơ” trước những cảnh cáo hay lời nhắc nhở. Họ vẫn cố tình tới tắm rửa, bơi lội hoặc biện hộ có áo phao và có người lớn bơi cùng trẻ em.

Một số người còn lấy lý do “tắm hồ này còn sạch hơn bể bơi” hay “nước ở đây nông, không sâu như mọi người nghĩ” để biện minh cho hành động của mình.

Nhiều người rủ nhau tới hồ Linh Đàm ngâm mình trong những chiều hè oi ả

Tương tự tại hồ Linh Đàm vào tầm cuối giờ chiều, nhiều người dân khu vực đổ xuống hồ tắm, ngay vị trí có biển cấm. Tại đây, chủ yếu là người lớn tuổi và trẻ em, đa số không dùng phao, một số người còn bơi đến giữa hồ.

Các bãi tắm tự phát tuy giúp người dân giải nhiệt trong những ngày nắng nóng, nhưng cũng là nguyên nhân gây ra nhiều tai họa khôn lường. Ông Đặng Hoa Nam -Cục trưởng Cục Trẻ em - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho rằng:  “Cần xây dựng môi trường an toàn cho trẻ. Nơi có nguy cơ xảy ra đuối nước ở sông, hồ... phải có biển báo. Việc dạy kỹ năng và dạy bơi cho trẻ em hết sức cần thiết. Bên cạnh việc học bơi, các em cần được huấn luyện kỹ năng xử lý tình huống”.

Cục trưởng Cục Trẻ em Đặng Hoa Nam đề nghị, với những vùng ven sông, suối, ao, hồ... nơi hay có trẻ em tắm, chính quyền địa phương, các đoàn thể phải có những biển báo và phân công người thường xuyên đi tuần để nhắc nhở các em.

"Hầu như ai cũng biết khu vực nào trẻ em hay tắm, vấn đề là cơ quan chức năng cần thường xuyên giám sát, nhắc nhở các em. Vai trò của chính quyền vô cùng quan trọng trong quá trình giám sát, đảm bảo an toàn cho người dân, nhất là trẻ nhỏ trong dịp hè", ông Đặng Hoa Nam cho biết thêm.

Theo thống kê của Bộ Y tế, đuối nước cướp đi sinh mạng của hơn 2.000 trẻ em mỗi năm. Đây là gánh nặng tổn thương đến sức khỏe an toàn của trẻ em cũng như hạnh phúc của các gia đình.

Để giảm thiểu tình trạng đuối nước ở các bãi tắm tự phát, nhất là đối với trẻ nhỏ, các cơ quan liên quan đang phối hợp với chính quyền địa phương trên toàn địa bàn thành phố Hà Nội nâng cao hiệu quả quản lý các khu vực sông hồ; nhắc nhở, ngăn chặn và xử lý những trường hợp vi phạm.

Bên cạnh đó, thành phố tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân về bảo đảm an ninh, an toàn trong phòng, chống đuối nước và tăng cường kỹ năng xử lý tình huống khi xảy ra tai nạn đuối nước, sẵn sàng ứng cứu trong tình huống cần thiết.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Theo quy định về trình tự, thủ tục chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, phụ tùng xe cơ giới trong sản xuất, lắp ráp, tại Thông tư 55 năm 2024 của Bộ Giao thông Vận tải, sẽ có 3 loại phương tiện bắt buộc phải dán nhãn năng lượng trước khi đưa ra thị trường.

Mùa Giáng sinh năm nay, xu hướng lựa chọn quà tặng Noel thay đổi rõ rệt. Sự biến động trong mẫu mã, thiết kế cùng với sự điều chỉnh về giá cả đang tạo nên những món quà mới mẻ, thu hút sự chú ý của người tiêu dùng.

Hôm nay, 23/12, ngày đầu tuần mới, Hà Nội sẽ tiếp tục duy trì chuỗi ngày nắng ấm. Tuy nhiên, vẫn có chút se lạnh đặc trưng của mùa đông. Nhiệt độ vẫn hạ sâu về đêm, tăng dần về sáng.

Trong chương trình công tác tại Lào Cai, chiều 22/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã khảo sát dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và dự khởi công dự án nhà ở xã hội tại thành phố Lào Cai.

Sáng ngày 22/12, Thành ủy - Hội đồng nhân dân - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức cuộc gặp gỡ trang trọng gần 300 đại biểu trí thức hàng đầu đại diện cho đội ngũ trí thức của toàn thành phố. Đây là dịp để lãnh đạo TP. Hồ Chí Minh lắng nghe những ý kiến, đề xuất, hiến kế của đại biểu trí thức trên các lĩnh vực.

Công an quận Cầu Giấy vừa cho ra mắt mô hình "Xe máy chữa cháy lưu động của lực lượng an ninh trật tự tại cơ sở". Đây được kỳ vọng là mô hình sẽ tăng thêm sức mạnh cho lực lượng chữa cháy tại chỗ, đặc biệt là khi vụ cháy xảy ra ở những con ngõ sâu, ngõ nhỏ.