Những rủi ro khi mua hàng online

Mua sắm online đã trở thành thói quen của hàng triệu người tiêu dùng, nhưng vẫn còn nhiều rủi ro khi có thể nhận hàng không như mong đợi.

Là thành viên kim cương của một sàn thương mại điện tử hơn ba năm nay, nhưng chị Lưu Thu Hiền (phường Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cũng không ít lần hậm hực khi nhận hàng thực tế khác xa trên mạng. Chị Hiền chia sẻ: “Một vài lần mình mua hàng cũng không được đúng ý tại vì màu khác với shop đăng. Nhận về cũng hơi bực mình. Nhiều khi shop phản hồi nhanh thì xử lý luôn cho mình được nhưng một số shop thì không xử lý. Mình mua về không dùng được, coi như bỏ xó luôn”.

Một lợi thế lớn của hàng hóa online chính là giá rẻ. Trung bình giá của cùng một mặt hàng được bán trên mạng sẽ rẻ hơn tầm 20-30% so với mua trực tiếp tại cửa hàng. Tuy nhiên, mức giá rẻ lại trở thành chiếc bẫy, dễ khiến người tiêu dùng ham rẻ mà sập vào, để rồi nhận về những món hàng không như quảng cáo.

Để củng cố niềm tin cũng như bảo vệ quyền lợi khách hàng, các sàn thương mại điện tử chính thống đang hoạt động tại Việt Nam như Shopee, Tiktok… đã thiết lập các chính sách đổi - trả - hoàn tiền cho khách. Theo đó, nếu như khách nhận hàng bị lỗi, hỏng, không giống hình, mặc không vừa, hay đơn giản là đổi ý không thích nữa, khách hoàn toàn có thể gửi khiếu nại, trả hàng và nhận lại tiền từ sàn. Thời gian hoàn hàng lên đến 15 ngày. Tuy nhiên, nếu khách hàng giao dịch qua các sàn không chính thống, sẽ không có ai đứng ra xử lý khiếu nại và khách hoàn toàn có thể chịu mọi rủi ro.

Ông Vũ Văn Trung - Phó Chủ tịch Hội bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, cho biết: “Hội chúng tôi cũng như các địa phương nhận được rất nhiều khiếu nại của mọi người. Bình quân một năm phải 400-500 vụ. Người tiêu dùng Việt Nam khác hẳn người tiêu dùng ở các nước Âu Mỹ ở chỗ mọi người e ngại, ngại va chạm, ngại đưa vấn đề ra xử lý. Đó là một điểm chúng tôi nghĩ là chưa lành mạnh lắm của người tiêu dùng Việt Nam. Chúng tôi luôn duy trì khẩu hiệu là: Người tiêu dùng hãy lên tiếng! Lên tiếng để được Nhà nước, được các tổ chức xã hội đứng ra bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình”.

Một mối nguy khác khi mua hàng online là việc lộ thông tin cá nhân. Gần đây, xuất hiện nhiều đối tượng xấu giả danh shipper giao hàng để lừa tiền khách hàng. Ban đầu, số tiền yêu cầu chỉ vài chục đến vài trăm nghìn đồng, nhưng ngay sau khi chuyển tiền, các đối tượng này sẽ gửi link hoặc yêu cầu những giao dịch khác, khiến khách mất thêm tiền trong tài khoản.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Chỉ thị số 12 về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2024 và dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Bộ Công Thương vừa yêu cầu bảo đảm cung - cầu hàng hoá, bình ổn thị trường cuối năm 2024 và dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Cùng chiều với diễn biến trên thị trường vàng thế giới, giá vàng trong nước tiếp đà tăng mạnh, với giá vàng miếng vượt mốc 86 triệu đồng/lượng.

Hội Nông dân tỉnh Hà Giang vừa phối hợp với Hội Nông dân thành phố Hà Nội tổ chức phiên giao dịch giới thiệu, kết nối, tiêu thụ các sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của tỉnh Hà Giang, tại Trung tâm hỗ trợ nông dân Hà Nội vào sáng 21/11.

Tối 21/11, tại Trung tâm thương mại Vincom Mega Mall Royal City, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch TP Hà Nội (HPA) đã tổ chức khai mạc Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam 2024.

Hiện nay, việc thực hiện công khai ngân sách nhà nước là bắt buộc đối với các cấp ngân sách nhà nước (NSNN), đơn vị dự toán ngân sách, tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ, chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) có sử dụng vốn NSNN.