Phim tài liệu Việt và quốc tế 'Lên tiếng cho mai sau'
“Lên tiếng cho mai sau” là chủ đề của Liên hoan phim tài liệu về phát triển bền vững năm nay. Với chủ đề này, các nhà làm phim trong nước và quốc tế muốn giới thiệu đến công chúng câu chuyện về cách con người trên toàn thế giới đấu tranh và thích nghi với thay đổi nhanh chóng của môi trường và xã hội ra sao.
Nằm trong khuôn khổ Dự án sản xuất phim tài liệu về phát triển bền vững 2023 – 2024 do Viện Goethe Việt Nam phối hợp với Trung tâm hỗ trợ phát triển tài năng điện ảnh tổ chức, Liên hoan phim tài liệu về phát triển bền vững mang đến cho khán giả Hà Nội 10 bộ phim được tuyển chọn, phản ánh những lát cắt cuộc sống ở Việt Nam cũng như trên thế giới, cùng những vấn đề về môi trường và xã hội.
Phim “Carbon xanh: Sức mạnh thiên nhiên ẩn giấu” của đạo diễn Nicolas Brown (Vương quốc Anh) được Ban Tổ chức lựa chọn công chiếu tại khai mạc Liên hoan phim. Tác phẩm kể về chuyến hành trình của nhà sản xuất âm nhạc người Mỹ từng được đề cử Grammy – Jayda Gua. Cô đã đi đến Mỹ, Sanegal, Việt Nam, Pháp, Colombia và Brazil để chứng kiến sự thay đổi kỳ diệu mà rừng ngập mặn đem lại cho thiên nhiên và con người. Bộ phim mang thông điệp đến công chúng “Xin đừng phá hủy, hệ sinh thái cần phát triển. Hãy bảo vệ thiên nhiên – người thân yêu của chúng ta”.
Tại Bế mạc liên hoan phim sẽ diễn ra vào ngày 3/11, sẽ chiếu bộ phim tài liệu “Pa Va Heng - The Dust of Modern Life" (Pa Va Heng - Bụi của cuộc sống hiện đại) của nữ đạo diễn nổi tiếng người Đức Franziska von Stenglin. Bộ phim lấy bối cảnh vùng núi Tây Nguyên, thể hiện mong muốn rời khỏi nhịp sống hiện đại để trở về thiên nhiên của con người. Nhân vật chính của phim là Liêm, chàng trai trẻ người dân tộc Xơ Đăng cùng bạn bè rời xa gia đình, công việc để vào khu rừng nguyên sinh. Tại đây, Liêm được hòa mình vào thiên nhiên, tránh xa khói bụi hàng ngày.
Đạo diễn Franziska von Stenglin cho biết trong chuyến đi đến Việt Nam vào 10 năm trước, cô tình cờ nghe câu chuyện về người dân Xơ Đăng. Mỗi năm một lần, họ sẽ bỏ hết mọi việc và đi sâu vào rừng. Đây là nguồn cảm hứng của cô để ra đời bộ phim tài liệu này.
Các tác phẩm còn lại được trình chiếu tại liên hoan phim bao gồm: Khi mùa lũ về (Nyal Mueenuddin), Những người hủy diệt hành tinh: Kẻ phá rừng (Hugo Van Offel), Ngành du lịch trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Andrea Schäfer); ba tác phẩm của nhà làm phim Việt Nam là Trại ghe bà Ba Liên (Nguyễn Thu Hương), Giữa dòng phù sa (Nguyễn Ngọc Thảo Ly), Sông đói (Nguyễn Thị Yến Trinh).
Chương trình "Khúc quân hành vang mãi non sông" do Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội tổ chức sẽ diễn ra vào tối 22/12 tại Khu di tích Hoàng thành Thăng Long. Đây là một sự kiện nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
Chiều 22/12, buổi tổng duyệt cho chương trình “Khúc quân hành vang mãi non sông” đã diễn ra tại sân Đoan môn – Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long.
Chương trình nghệ thuật "Dòng thời gian" số 10 với chủ đề “Bản tình ca người lính” do Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội tổ chức như một lời tri ân gửi tới những người lính Bộ đội Cụ Hồ nhân kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam. Để chuẩn bị cho sự thăng hoa của đêm nhạc, các nghệ sĩ đã hào hứng tham gia buổi tổng duyệt. Chương trình sẽ được được truyền hình trực tiếp lúc 20h tối nay trên các hạ tầng của Đài Hà Nội.
Trong đĩa than “Như gió heo may”, các bài hát được sắp xếp nhằm diễn tả hành trình của người nghệ sĩ, ít nhiều gắn với những trải nghiệm thực tế của chính ca sĩ Tuấn Hiệp.
Sau khi công bố dàn diễn viên “vừa lạ, vừa quen” cho dự án Tết “Bộ tứ báo thủ”, ngày 20/12, đạo diễn Trấn Thành đã tổ chức buổi showcase để giới trailer chính thức của bộ phim.
Bộ phim ‘Hà Nội trong mắt em’ đang nhận được sự quan tâm của đông đảo khán giả. Bên cạnh những diễn viên trẻ đảm nhận vai chính như: Quỳnh Kool, Huỳnh Anh, B Trần... nhân vật mẹ chồng do diễn viên Thanh Tú thủ vai khiến khán giả vô cùng ấn tượng.
0