Quê hương nghĩa trọng tình cao

Kể từ khi nghe tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, không ít người dân vẫn chưa hết bàng hoàng, đau đớn trước sự mất mát to lớn đó. Đối với những người dân quê hương Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, có người may mắn được gặp Tổng Bí thư ở ngoài đời, nhưng phần lớn trong số họ mới chỉ biết đến ông qua sách, báo, truyền hình hoặc qua những câu chuyện kể lại, nhưng tình cảm của họ luôn hướng về Người con ưu tú của quê hương.

Chiều tối qua, 19/7, khi nghe tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, người dân thôn Lại Đà đều bàng hoàng và thương tiếc.

Ông Vương Hữu Nguyên (thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh): "Khi nghe tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, tôi rất bàng hoàng, đau xót. Xung quanh làng xóm, không khí chung cũng đều rất bàng hoàng và bất ngờ trước tin Tổng Bí thư từ trần.".

Ông Vương Hữu Nguyên (thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh).

Bà Nguyễn Thị Tám (thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh): "Khi nhận được tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua đời, chúng tôi thấy rất đột ngột và cũng không ngờ Bác ra đi nhanh như thế và cũng rất tiếc thương Bác, bởi vì Bác là người sống rất là giản dị và rất quan tâm đến nhân dân và mỗi khi có công việc về quê Bác rất cởi mở và dễ gần…".

Ông Nguyễn Khắc Thực (thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh): "Năm Bác mừng thọ 70 cũng về quê hương để nhận cờ thọ và phát biểu động viên quê hương phấn đấu, Bác đi bộ khắp làng, gặp nhân dân tay bắt mặt mừng, ôn lại những chuyện thời thơ ấu, thời đi học. Quê hương tôi rất là biết ơn Tổng Bí thư vì quê hương, vì đất nước hoạt động tận tâm, tận lực đến bây giờ…".

Ông Nguyễn Khắc Thực (thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh).

Chị Phạm Thị Tân Trang (thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh): "Những lần Bác về thăm quê, từ cụ già đến trẻ nhỏ, ai cũng kể về Bác với tình cảm đầy kính trọng và tự hào".

Ông Nguyễn Bá Thi (thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh): "Bác sống dân chân tình, người dân làng chúng tôi ai cũng quý trọng. Bác rất bận công việc nhưng vẫn chăm lo đến đời sống tinh thần của nhân dân và nhắc nhở người dân hãy sống và phát huy truyền thống học hành, văn hóa, văn hiến từ ngày xưa…".

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 23/11, Chính phủ trình Quốc hội Luật Quản lý sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.

Chiều 23/11, Quốc hội chính thức thông qua Luật Di sản Văn hóa. Luật được thông qua vào đúng Ngày Di sản văn hoá Việt Nam (23/11).

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm Đại sứ quán và gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Malaysia.

Với 87,89% số phiếu tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023”.

Sáng 23/11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Công nghiệp công nghệ số.

Sáng 23/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.