Sudan bên bờ vực nội chiến

Giao tranh đẫm máu ở Sudan bắt nguồn từ căng thẳng giữa lực lượng quân đội trung thành với tướng Abdel Fattah al-Burhan, và lực lượng RSF do tướng Hemetti lãnh đạo. Căng thẳng giữa hai bên đã kéo dài nhiều tháng nay liên quan tới kế hoạch sáp nhập RSF vào quân đội chính quy. RSF muốn quá trình kéo dài 10 năm, trong khi quân đội muốn tiến trình này thực hiện trong vòng hai năm.
Video Player is loading.
Current Time 0:00
Duration 0:00
Loaded: 0%
Stream Type LIVE
Remaining Time 0:00
1x

Mâu thuẫn tiếp tục nóng lên về việc lựa chọn bộ máy lãnh đạo đối với lực lượng vũ trang chung của Sudan trong thời kỳ sáp nhập. Phía quân đội muốn cơ quan lãnh đạo bao gồm các thành viên của lực lượng vũ trang, tuy nhiên RSF lại yêu cầu cơ quan lãnh đạo phải trực thuộc một tổng thống dân sự. Hai bên đã hoãn ký kết một thỏa thuận cuối cùng được quốc tế ủng hộ dự kiến diễn ra vào ngày 6/4 quy định về tiến trình chuyển đổi sang chế độ dân chủ ở Sudan. Điều này được coi là “giọt nước tràn ly” khiến mâu thuẫn giữa lực lượng Quân đội Sudan và RSF lên đến đỉnh điểm.

Khởi đầu từ một căn cứ quân sự tại Khartoum, các cuộc giao tranh đã nhanh chóng lan ra khắp thủ đô và cả những thành phố khác tại Sudan. Giới phân tích nhận định hai bên có thể sẽ còn đối đầu tới khi một bên chịu thất bại hoàn toàn.

Giới quan sát dự đoán bên giành chiến thắng trong cuộc giao tranh mới nhất này có thể sẽ là tổng thống tiếp theo của Sudan. Trong khi kẻ thua cuộc sẽ phải đối mặt với hình phạt lưu đày, bị bắt giữ hoặc tử hình. Một kịch bản khác đó là nguy cơ về một cuộc nội chiến kéo dài và chia cắt quốc gia châu Phi này thành các vùng lãnh thổ đối đầu.

Mặt khác, nếu không được ngăn chặn sớm, xung đột hiện nay tại Sudan có thể thu hút nhiều tác nhân bên ngoài, khiến diễn biến thêm phức tạp. Cả quân đội và RSF đều có sự ủng hộ của nước ngoài. Quân đội Sudan và RSF đều có mối quan hệ chặt chẽ với Ả Rập Xê Út sau khi gửi quân tham gia vào chiến dịch do Ả Rập Xê Út lãnh đạo ở Yemen. Trong khi tướng Hemedti của lực lượng RSF đã thiết lập quan hệ với các cường quốc nước ngoài khác bao gồm Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Nga, thì tướng Burhan của quân đội Sudan cũng xây dựng quan hệ gần gũi với chính quyền tổng thống Ai Cập Abdel Fattah al-Sisi.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc gợi nhớ lại cuộc chiến thương mại năm 2018, trong nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Donald Trump. Tuy nhiên, tình hình lần này lại khác biệt.

Tổng thống Donald Trump đã áp thuế đối ứng với với 86 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Động thái này đánh dấu bước leo thang mạnh mẽ nhất trong chính sách thương mại “nước Mỹ trên hết” của ông Trump kể từ khi bắt đầu nhiệm kỳ thứ hai. Liệu nước đi này của ông Trump có đang mạo hiểm?

Các cuộc không kích của Mỹ nhằm vào phiến quân Houthi ở Yemen thiệt hại gần 1 tỷ USD đã không thể làm suy giảm mối đe dọa của nhóm này với lực lượng hải quân Mỹ và hoạt động vận chuyển quốc tế ở Biển Đỏ.

Với việc Tổng thống Mỹ Donald Trump đánh thuế 25% lên toàn bộ ô tô và phụ tùng ô tô nhập khẩu, các hãng xe đang phải tìm cách thích ứng với áp lực thuế quan của Mỹ.

Việc Mỹ cắt giảm viện trợ nước ngoài của Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID), đặc biệt là trong lĩnh vực y tế và hỗ trợ các sáng kiến phòng chống dịch bệnh, có thể dẫn đến những hệ lụy nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng.

Một tuần sau trận động đất 7,7 độ richter hôm 28/3, nhiều thành phố của Myanmar vẫn trong khung cảnh đổ nát, tang thương. Hậu quả của cơn đại địa chấn đang khiến đất nước này lâm vào khủng hoảng nhân đạo chưa từng có trong lịch sử.