Tạo trend, vui thôi, đừng vui quá

Tuần qua, các mạng xã hội xuất hiện trend "ra khơi tìm kho báu". Lượt comment, like và share trên các bài đăng lên tới hàng chục nghìn, thậm chí là hàng trăm nghìn. Điều đó mang lại niềm vui cho các chủ bài đăng, cho cả những người đã bấm nút trên mạng xã hội. Câu nói: Vui thôi, đừng vui quá, rất đúng trong trường hợp này, khi đã có đề nghị xử lý người tạo trend "ra khơi tìm kho báu".

Nguồn gốc của trend "ra khơi tìm kho báu"

Những ngày qua, trên mạng xã hội tràn lan những clip với nội dung người dân ra biển truy tìm kho báu mà bà Trương Mỹ Lan (cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) đã cất giấu.

Trên mạng xã hội Facebook, TikTok người dùng rần rần rủ nhau ra khơi truy tìm kho báu của bà Trương Mỹ Lan trị giá 673.000 tỉ đồng. Cư dân mạng đua nhau đăng bài với những hình ảnh, dòng trạng thái liên quan đến cụm từ khóa "đi tìm kho báu" tạo nên một trào lưu.

Trend này được cho là bắt nguồn từ dòng status của một cá nhân đăng tải trên Facebook với nội dung chế lại rằng: khi được tòa hỏi "giấu 673.000 tỉ đồng ở đâu?", bị cáo Trương Mỹ Lan trả lời: "các ngươi muốn của cải của ta ư? Ta giấu ngoài biển khơi ấy, ngươi muốn thì ra đó mà tìm". 

Tuy nhiên, người đầu tiên được cho là tạo ra trào lưu này là một tài khoản trên ứng dụng Threads. Tài khoản có tên “naotmal” đã đăng một status với các tình tiết được ứng tác dựa trên bộ truyện One Piece. Đây là một trào lưu mang tính chất đùa giỡn, liên hệ tới  bộ anime, manga nổi tiếng One Piece.

Trong One Piece, thời đại hải tặc bắt đầu sau sự kiện bắt giữ và hành hình Vua hải tặc Gol D. Roger. Trên pháp trường, tên hải tặc khét tiếng bảy biển tiết lộ rằng hắn ta giấu một kho báu vĩ đại nhất thế giới mang tên One Piece và đang đợi người đủ bản lĩnh để tìm thấy nó.

Sự kiện này đã khiến nhiều người trên thế giới trở thành hải tặc và kéo nhau ra biển để mong tìm được kho báu One Piece. Sau gần 30 năm bộ truyện ra mắt, độc giả vẫn chưa biết được One Piece là gì, ở đâu, khiến cho kho báu này trở nên huyền bí từ trong ra ngoài trang truyện.

Trend "ra khơi tìm kho báu” được cho là xuất phát từ đoạn clip chế cảnh bà Lan trả lời thẩm vấn của HĐXX

Trend 'ra khơi tìm kho báu' được đón nhận ra sao?

Người người hò nhau ra khơi, nhà nhà đi biển…

Tất cả cùng tiến vào đại hải trình tìm kiếm kho báu…

Một số người dùng MXH còn đăng bài tìm đồng đội để truy tìm kho báu với điều kiện biết bơi, xem bản đồ hay hát ca khúc huyền thoại My heart will go on…

Các đoạn video chèo thuyền, vượt biển khơi thu về hàng trăm nghìn lượt thích…

Sự kiện đi tìm kho báu trên Facebook thu hút hơn 241.000 người quan tâm…

Trào lưu này phổ biến đến mức nhiều người nổi tiếng cũng không thể bỏ qua. Kình ngư Ánh Viên đã đăng bức ảnh cô bơi ở biển kèm lời kêu gọi: "cần tuyển thêm 500 anh em lên đường cùng Viên. Ưu tiên các bạn biết bơi 4 kiểu". Bài viết có hơn 1 triệu lượt xem. Nhiều cư dân mạng cho rằng cô là ứng cử viên sáng giá trong cuộc truy tìm kho báu dưới đáy biển lần này!

Trong khoảng một tuần qua, trang cá nhân của nhiều người trên MXH "bội thực" với những bài đăng liên quan đến trào lưu tìm kho báu trị giá hàng tỷ đồng ở ngoài biển. Các bạn trẻ đều biết đến trend này. 

Kình ngư Ánh Viên cũng hào hứng bắt trend.

Bắt trend - vui thôi đừng vui quá

Ngày 20/4, luật sư bào chữa cho bà Trường Mỹ Lan đề nghị xử lý người tạo trend “ra khơi tìm kho báu”. Theo luật sư này, đoạn clip tạo trend đã xuyên tạc diễn biến phiên tòa, xuyên tạc lời nói của chủ tọa cũng như của bà Trương Mỹ Lan, tạo dư luận xấu, làm giảm sự uy nghiêm, phụng công thủ pháp của tòa án. Không những vậy, đoạn clip bịa đặt đã xúc phạm đến uy tín, danh dự, nhân phẩm của bà Trương Mỹ Lan được pháp luật bảo vệ và cho rằng hành vi của người tạo dựng clip đã vi phạm điều cấm của luật an ninh mạng.  

Theo quy định của Luật An ninh mạng, người sử dụng mạng viễn thông, mạng Internet phải đưa các thông tin trung thực, đúng sự thật trên không gian mạng. Hành vi đưa thông tin sai sự thật mà gây ra hậu quả tác động tiêu cực đối với xã hội, xâm phạm đến lợi ích của cơ quan, tổ chức, cá nhân thì tùy vào tính chất mức độ hành vi vi phạm, tùy thuộc vào hậu quả xảy ra mà người thực hiện hành vi vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Bởi vậy, cơ quan chức năng sẽ xác minh làm rõ clip này có đúng sự thật hay không, nếu là clip dàn dựng, cắt ghép chỉnh sửa, nội dung không đúng sự thật thì sẽ làm rõ ai là người tạo ra clip này và hành vi đưa thông tin này với dụng ý, mục đích gì, đồng thời sẽ đánh giá hậu quả đã gây ra đối với xã hội để xem xét xử lý theo quy định của pháp luật.

Tại điểm d, khoản 1, Điều 8 của Luật An ninh mang quy định các hành vi bị nghiêm cấm về an ninh mạng: thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác;

Còn tại điểm a, b, khoản 3, Điều 16 của Luật An ninh mạng quy định: thông tin trên không gian mạng có nội dung làm nhục, vu khống bao gồm: a) Xúc phạm nghiêm trọng danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác; b) Thông tin bịa đặt, sai sự thật xâm phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.

Về quy định xử phạt, theo điểm a, khoản 1, Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP: cá nhân, tổ chức vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;

Do đó, nếu cơ quan chức năng xác minh người tạo trend “ra khơi tìm kho báu” vi phạm Luật An ninh mạng như những gì luật sư của bà Trương Mỹ Lan nêu thì người tạo trend này có thể sẽ phải nhận mức phạt hành chính từ 5-10 triệu đồng theo điều 4 và điều 101 nghị định Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử. 

Theo ý kiến của một số luật sư, việc cứ vài ngày, vài tuần xuất hiện một trend lồng ghép hình ảnh để người dùng tăng tương tác, xả stress là chuyện rất bình thường trên mạng xã hội. Tuy nhiên, lồng ghép hình ảnh hoạt động tố tụng tại tòa án để đưa thông tin sai lệch, tạo trend coi chừng vi phạm pháp luật.

Dù biết là đùa giỡn theo trend, nhưng người dân phải hết sức cẩn thận, tránh vi phạm pháp luật.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 3/5, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Kim Sơn, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, đã tiếp xúc cử tri tại các huyện Thanh Trì, Thanh Oai, quận Hà Đông, theo hình thức trực tiếp tại trụ sở huyện Thanh Trì và trực tuyến tại điểm cầu quận Hà Đông, huyện Thanh Oai.

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, tối 2/5, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô, Đài PT-TH Hà Nội đã tổ chức chương trình nghệ thuật chính luận “Từ mùa Hè Điện Biên đến mùa Thu Hà Nội”.

Bộ GTVT vừa ký ban hành Thông tư sửa đổi liên quan đến lĩnh vực vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, phương tiện và người lái. Trong đó có quy định những tình huống tài xế bị thu bằng lái.

Bộ trưởng Bộ GTVT vừa có văn bản yêu cầu rà soát, kiểm tra giá vé máy bay nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước, góp phần bình ổn giá, đảm bảo hài hòa các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo đúng chỉ đạo của Chính phủ.

Với chiều dài hơn 78km, Công ty cổ phần cao tốc Cao Lâm - Vĩnh Hảo dự kiến thu phí mức 130.000-497.000 đồng mỗi lượt tuỳ loại xe, trên toàn tuyến cao tốc chạy qua Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận.

Sáng 3/5, Quận ủy Tây Hồ tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và gặp mặt, giao lưu nhân chứng lịch sử tham gia kháng chiến chống Pháp.