Tết sẻ chia của các em nhỏ

Hoạt động giáo dục về Tết cổ truyền tại các trường học không chỉ mang lại không khí vui tươi, gắn kết mà còn truyền tải những giá trị nhân văn sâu sắc đến các em học sinh ngay từ nhỏ.
Video Player is loading.
Current Time 0:00
Duration -:-
Loaded: 0%
Stream Type LIVE
Remaining Time -:-
1x

Không khí hội chợ xuân trở nên rộn ràng với sự tham gia nhiệt tình của các em học sinh. Các hoạt động trải nghiệm như gói bánh chưng, viết câu đối, hay tham gia các trò chơi dân gian không chỉ giúp các em hiểu thêm về phong tục tập quán mà còn khơi gợi tình yêu và lòng tự hào về văn hóa dân tộc. Các em nhỏ không chỉ được vui chơi, học hỏi mà còn tham gia quyên góp cho các bạn học sinh khó khăn tại huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.

Em Vũ Phú Thịnh, Trường Tiểu học Dịch Vọng A, quận Cầu Giấy chia sẻ: “Hôm nay, con đi bán những đồ ăn này để trích tiền cho những bạn vùng cao, chia sẻ Tết với các bạn.”

Bà Nguyễn Thị Trúc Quỳnh, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Dịch Vọng A, quận Cầu Giấy cho hay: “Chúng tôi mong muốn thông qua hoạt động chợ xuân yêu thương, các con từ bé đã được vun đắp tình yêu thương và lòng nhân ái, để sau này lớn lên sẽ trở thành những người giàu lòng nhân ái.”

Những chiếc bánh chưng nhỏ xinh, những món đồ chơi hay quà tặng được các em tự tay chuẩn bị đã trở thành món quà ý nghĩa dành tặng cho các bạn nhỏ có hoàn cảnh khó khăn. Những hoạt động này không chỉ mang lại niềm vui, mà còn gieo mầm lòng nhân ái, giúp các em hiểu rằng, Tết không chỉ là dịp đoàn tụ mà còn là cơ hội để sẻ chia và yêu thương.

Bà Nguyễn Thị Minh Tâm, Hiệu trưởng Trường Mầm non Phú Minh, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội cho biết: “Để các con biết được về bản sắc dân tộc, Tết cổ truyền của Việt Nam, tiếp đó là giúp các con có những trải nghiệm, tư duy để giao tiếp với bạn bè, cũng như phối kết hợp giữa phụ huynh và cô giáo để các con có một môi trường tốt nhất”.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Tôn sư trọng đạo là một nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt Nam. Câu nói xưa “Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy” nhắc nhở chúng ta về truyền thống tri ân những người đã vun đắp cả tri thức lẫn nhân cách cho bao thế hệ. Đây chính là hành trang quý báu để chúng ta tiếp bước trên con đường hướng tới tương lai tươi sáng.

Năm 2025, bên cạnh một số trường đại học bỏ xét học bạ, nhiều trường vẫn dành vài nghìn chỉ tiêu để tuyển theo phương thức này.

Năm 2024, ngành giáo dục Hà Nội dẫn đầu cả nước về thành tích trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế; đổi mới phương pháp dạy học… Kết quả đạt được với sự tâm huyết, sáng tạo, sự nỗ lực của các trường trong thực hiện nhiệm vụ giáo dục, nhất là giáo dục mũi nhọn.

Giáo dục và đào tạo được xác định là đột phá chiến lược đảm bảo các điều kiện quan trọng cho sự bứt phá của dân tộc trong kỷ nguyên mới. Mục tiêu đặt ra cho ngành giáo dục là cung cấp được nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo ra năng suất lao động cao hơn cho nhiều lĩnh vực để góp sức vào kỷ nguyên mới.

Giáo dục và đào tạo được xác định là quốc sách hàng đầu, là đột phá chiến lược đảm bảo các điều kiện quan trọng cho sự bứt phá của dân tộc. Trước yêu cầu đó, mục tiêu đặt ra cho ngành Giáo dục đó là cung cấp được nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo ra năng suất lao động cao hơn, để góp sức vào kỷ nguyên mới. Nhân dịp đầu xuân năm mới Ất Tỵ 2025, phóng viên Đài Hà Nội đã có cuộc phỏng vấn Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn xung quanh chủ đề này.

Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 91, trình Quốc hội xem xét dự thảo Luật Nhà giáo... là những thành tựu, hoạt động nổi bật của ngành giáo dục cả nước năm 2024. Đối với giáo dục Thủ đô, năm 2024 tiếp tục để lại nhiều dấu ấn, ghi nhận và khẳng định những đóng góp to lớn của các thế hệ thầy và trò, góp phần quan trọng trong công cuộc xây dựng Thủ đô và đất nước.