Tháo gỡ rào cản tiếp cận năng lượng xanh khu vực FDI

Việt Nam có nguồn năng lượng xanh dồi dào, tuy nhiên, hiện nay nhiều doanh nghiệp FDI chưa tiếp cận được.

Công ty TNHH Schaeffler Việt Nam là doanh nghiệp 100% vốn đầu tư Đức, chuyên sản xuất vòng bi, với tổng vốn đầu tư lên đến 45 triệu Euro.

Mỗi năm, doanh nghiệp xuất xưởng hơn 40 triệu sản phẩm ra các nước trên thế giới. 95% sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp là sang thị trường châu Âu. Để xuất khẩu các sản phẩm sang châu Âu thì cần có những chứng nhận sản xuất xanh.

Ông Nguyễn Xuân Thắng, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Schaeffler Việt Nam, cho biết: CBAM (Carbon Border Adjustment Mechanism) - khung pháp lý điều chỉnh về lượng carbon khi nhập khẩu vào châu Âu, bắt đầu từ năm 2023 và sẽ chính thức đi vào hoạt động vào năm 2026. Các sản phẩm, đặc biệt là thép, xi măng, các loại kim loại nặng khác nhập vào châu Âu mà có lượng carbon lớn thì sẽ bị đánh thuế để cân bằng với các nhà sản xuất của châu Âu.

Xanh hóa trong sản xuất bao gồm năng lượng tiêu thụ trong quá trình sản xuất như điện, nước và các nguồn nguyên vật liệu cung ứng cho sản xuất phải đảm bảo yêu cầu về carbon. Trong đó, năng lượng cho sản xuất là một trong những nhu cầu quan trọng mà các doanh nghiệp FDI rất quan tâm khi lựa chọn đầu tư tại một quốc gia.

Chính phủ cũng như Bộ Công Thương đang đưa ra các cơ chế mua bán điện trực tiếp.

Chính phủ cũng như Bộ Công Thương cũng đang đưa ra các cơ chế mua bán điện trực tiếp, tức là ký trực tiếp từ nhà tiêu thụ với các nhà sản xuất điện gió hoặc điện mặt trời. Tuy nhiên, các cơ chế về việc vận hành như thế nào thì hiện nay vẫn chưa có. Đây là một trong những rào cản để các doanh nghiệp FDI tiếp cận nguồn năng lượng này.

Ông Anthony Grandpierre, Tổng Giám đốc Messer tại Việt Nam, cho hay: “Chính Phủ Việt Nam đang xem xét vấn đề này một cách nghiêm túc nhưng bây giờ đã đến lúc bắt đầu quy trình mua bán điện trực tiếp và cho phép công ty thực hiện quy trình đó. Điều này sẽ thực sự có tác động ngay lập tức đến sự phát triển của Việt Nam”.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trước Đại hội cổ đông bất thường năm 2024, An Phát Holdings (mã chứng khoán: APH) chứng kiến nhiều biến động lớn.

Ngày thẻ Việt Nam 2024 góp phần hiện thực hoá các mục tiêu Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025 và Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 của Chính phủ.

Tổng cục Thuế đã phát động phong trào thi đua phấn đấu hoàn thành vượt mức dự toán thu ngân sách nhà nước được giao, đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra thuế để tránh thất thu ngân sách.

Sau bốn năm thực thi Hiệp định EVFTA, các mặt hàng chủ lực của Việt Nam như dệt may, da giày, nông sản… được mở rộng thị trường xuất khẩu, đồng thời tạo cơ hội để doanh nghiệp trong nước tiếp cận với các thiết bị, công nghệ, kỹ thuật cao của EU.

Chiều tối ngày 26/9, theo giờ Việt Nam, Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới WIPO đã công bố Báo cáo Chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2024 tại Geneva (Thuỵ Sĩ).

Thị trường chứng khoán phiên 26/09 duy trì sắc xanh trong toàn bộ phiên giao dịch. VN-Index xuất hiện hai nhịp kéo mạnh mẽ, đưa chỉ số không những vượt ngưỡng 1.290 mà còn thử thách mốc kháng cự cao hơn là 1.295 và có lúc tiến gần đến 1.300.